Nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân trong dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội Xuân Giáp Thìn 2024, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội yêu cầu các bến xe, doanh nghiệp vận tải thực hiện kê khai giá, niêm yết giá, tuyệt đối không được lợi dụng số lượng hành khách cao trong dịp Tết để tăng giá vé tuỳ tiện.
Vốn đang phải đối mặt với ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga - Ukraine, tác động của El Nino, lạm phát thế giới tăng cao, giá gạo thế giới lại tăng lên từng ngày khi việc Nga chính thức rút khỏi Thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen; và mới đây nhất là Ấn Độ và Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo...Trước tình hình giá gạo thế giới tăng mạnh, Việt Nam cần chớp thời cơ ra sao và vẫn đảm bảo an ninh lương thực quốc gia? Ngành lúa gạo trong nước cần có chiến lược như thế nào trước những biến động liên tục của thị trường hiện nay và thời gian tới?
Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, xã đảm bảo bài bản, khoa học, hiệu quả.- Kinh tế biền bền vững, bước đi từ tư duy kinh tế biển xanh.- Chớp thời cơ tăng giá – Việt Nam tăng cường xuất khẩu gạo.- Ngăn chặn phụ tùng, linh kiện ô tô, xe máy không nguồn gốc xuất xứ.- Trung Quốc đáp trả phương Tây: Nguy cơ nào cho chuỗi cung ứng chip toàn cầu?- Nâng cao trách nhiệm cán bộ giao dịch của ngân hàng để hỗ trợ người dân phát hiện và ngăn chặn kịp thời các vụ lừa đảo chuyển tiền.- Chớp thời cơ tăng giá – Việt Nam tăng cường xuất khẩu gạo
Sau 3 năm trì hoãn vì Covid-19, từ ngày 1/7 năm nay, mức lương cơ sở đã chính thức tăng thêm 20,8%, từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng. Với mức tăng cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, lần tăng lương cơ sở lần này được kỳ vọng sẽ cải thiện thu nhập của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức vốn bị đánh giá là thấp hơn mức sống trung bình, giúp đội ngũ này có thể trang trải cuộc sống bằng thu nhập chính thức để toàn tâm toàn ý với công việc. Nhưng bên cạnh tâm lý phấn khởi, vẫn còn có những lo ngại việc giá cả có thể tăng theo tăng lương, kiểu “té nước theo mưa” như đã từng xảy ra trước đây. Bởi vậy, bài toán đặt ra là làm cách nào giám sát chặt chẽ, tránh hiệu ứng tăng lương dẫn đến tăng giá, để đời sống của cán bộ, công chức, viên chức thực sự được cải thiện, và tăng lương lúc này, tiếp sức kích cầu, tăng tiêu dùng trong nước. Chuyên gia kinh tế-Tiến sĩ Vũ Đình Ánh cùng bàn luận câu chuyện này.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2023- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng tiếp xúc cử tri tại huyện Vĩnh Bảo - Bộ Tài chính cho biết, còn 37 bộ và 3 địa phương giải ngân vốn đầu tư công dưới 15%- Cục Đăng kiểm đề xuất tăng giá kiểm định xe cơ giới từ 26 đến 28%- Palestine ngừng mọi liên lạc với Ixraen nhằm phản đối vụ tấn công mà Ixraen tiến hành ở Bờ Tây khiến 8 người Palestine thiệt mạng và 100 người khác bị thương- Giá dầu giảm bất chấp việc cắt giảm sản lượng
Từ hôm nay (1/7), cán bộ, công chức, viên chức được tăng lương cơ sở lên mức 1,8 triệu đồng/tháng, tương đương tăng 20,8%. Tuy nhiên, người dân chưa kịp mừng với mức lương mới đã vội lo giá cả hàng hóa tiêu dùng thiết yếu, dịch vụ trong đời sống hàng ngày sẽ tăng chóng mặt.
Cần sự chung tay của tất cả các bên để ổn định thị trường trái phiếu doanh nghiệp.- Tăng giá bán lẻ điện 3% có tác động như thế nào tới chỉ số giá tiêu dùng CPI?
Giá bán lẻ điện bình quân chính thức tăng ở mức 3% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành từ hôm nay, 04/05/2023. Trước đó, để thực hiện việc tăng giá này ít tác động nhất tới người tiêu dùng điện, Chính phủ và Bộ Công Thương yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đẩy mạnh việc truyền thông về tiết kiệm điện trên toàn quốc. Cụ thể việc tăng giá bán lẻ điện bình quân 3% sẽ tác động như thế nào tới chỉ số giá tiêu dùng CPI và cơ quan quản lý nhà nước cần phải làm gì để tránh việc “té nước theo mưa” theo giá điện tăng? PV Nguyên Long phỏng vấn chuyên gia Nguyễn Tiến Thoả - Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý Giá, Bộ Tài chính về nội dung này:
Vào lúc 17h chiều nay (31/03/2023), Bộ Công Thương tổ chức họp báo công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) năm 2021 và 2022. Theo đó, Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2021 và 2022 của EVN đều lỗ, trong đó năm 2021 lỗ 975,31 tỷ đồng; năm 2022 lỗ 36.294,15 tỷ đồng. Cụ thể về tính minh bạch của số lỗ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh điện của EVN ra sao? Và việc điều chỉnh giá bán lẻ điện sẽ được thực hiện như thế nào? (31/03/2023)
Ngày 03/02/2023 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành “Khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân” mới - với khung giá sàn và giá trần đều tăng so với Khung giá cũ. Cùng với đó, Bộ Công Thương cũng đã có văn bản chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khẩn trương hoàn thành các bản báo cáo tài chính liên quan, đồng thời xây dựng các phương án giá bán lẻ điện bình quân năm 2023 theo quy định tại Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân. Như vậy, lộ trình điều chỉnh tăng giá điện đã khá rõ ràng. Theo các chuyên gia, đây là thời điểm mà Chính phủ và các bộ ngành cần đánh giá kỹ các tác động của việc tăng giá điện đối với sản xuất và đời sống để quyết định mức tăng phù hợp. Và đâu là những việc cần làm ngay để chuẩn bị cho lộ trình tăng giá điện của Chính phủ trong thời gian tới?
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live