
Tỉnh Quảng Nam hiện có 1.169 tàu cá “3 không”, tức là không đăng ký, không đăng kiểm, không giấy phép khai thác hải sản. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Chi cục Thủy sản Quảng Nam đang khẩn trương hỗ trợ các địa phương đăng ký, cấp phép cho các tàu cá “3 không”, đảm bảo hoàn thành trước ngày 31/8/2024. Tuy nhiên, thủ tục cùng quy trình đăng ký còn nhiều vướng mắc khiến chủ các tàu cá gặp nhiều lúng túng.
Thời gian qua, nhiều ngư dân ở 2 huyện Đất Đỏ và Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu kiến nghị cơ quan chức năng cho tàu cá trên 15m (chủ yếu là xuồng, xỏng) khai thác ở vùng khơi được đánh bắt ở vùng lộng do ngành nghề khai thác đặc thù, chỉ có ở vùng lộng.
Từ ngày 1/7/2024, tất cả cảng cá trên cả nước phải áp dụng phần mềm eCDT để kiểm soát tàu ra, vào cảng, giám sát sản lượng thủy sản khai thác. Ứng dụng này giúp minh bạch việc truy xuất nguồn gốc thuỷ hải sản, góp phần làm tốt công tác chống khai thác bất hợp pháp IUU. Đến nay, các cảng cá ở Bà Rịa – Vũng Tàu đã và đang tiếp tục hướng dẫn ngư dân sử dụng phần mềm phần mềm eCDT.
Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư 06 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 23 về hồ sơ đăng ký đối với tàu cá. Đây là cứu cánh để hơn 800 tàu cá “3 không” của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi hoàn thiện hồ sơ, đủ năng lực pháp lý vươn khơi bám biển, cũng là tăng cường các giải pháp cho việc khắc phục khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu (EC) về công tác phòng chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Trước thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa đại dương ngày một nghiêm trọng, Bình Định trở thành địa phương đi đầu trong công tác quản lý chất thải nhựa từ hoạt động khai thác thủy sản. Cùng với đánh bắt hải sản, nhiều tàu cá của Bình Định khi trở về bờ, ngư dân còn có nhiệm vụ thu gom những túi rác thải nhựa trong quá trình hoạt động trên biển. Việc thu gom rác thải nhựa đại dương cũng đã được dịa phương thể chế hóa bằng các qui định cụ thể:
Người cuối cùng trong tổng số 14 ngư dân được cứu khi gặp tai nạn chìm tàu cá do giông lốc đã trở về bờ. Hiện nay, còn 10 ngư dân gặp nạn vẫn đang mất tích.
Bình Thuận có nhiều lợi thế về phát triển khai thác và dịch vụ hậu cần nghề cá trên vùng biển xa bờ. Tuy nhiên, hoạt động nghề cá ở Bình Thuận còn nhiều hạn chế, tình trạng tàu cá xâm phạm vùng biển nước ngoài để khai thác, thu mua hải sản trái phép vẫn còn xảy ra. Thời gian qua, Bình Thuận đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, gắn trách nhiệm của người đứng đầu, thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng tàu cá vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.
Những ồn ào xung quanh bản biến tấu ca khúc nổi tiếng “Chú voi con ở bản Đôn” của nhạc sỹ Phạm Tuyên đang thu hút sự chú ý của dư luận, khi gia đình nhạc sỹ vừa chính thức lên tiếng khẳng định, đây là hành động vi phạm bản quyền sáng tác và mong muốn mọi người không lan truyền bài hát “phái sinh” này. Nhiều người đặt câu hỏi: Vậy đâu là giới hạn cho việc làm mới một ca khúc đã quen thuộc? Sáng tạo nghệ thuật nhưng cần ý thức tôn trọng quyền tác giả ra sao? Phải làm gì để nâng cao hiểu biết và trách nhiệm của những nghệ sỹ biểu diễn, của cơ quan chức năng và cả khán thính giả, sau sự việc này? Nhạc sỹ, nhà sản xuất Trần Thanh Phương và nhà báo, MC Minh Đức cùng bàn luận câu chuyện này.
Minh bạch thông tin quản lý tàu cá, cấp bách gỡ thẻ vàng - Hội Nông dân tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp - Phỏng vấn: Bà Dương Thị Thu Thủy- Trưởng Ban Truyền thông Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát triển ẩm thực Việt Nam; Chủ nhiệm Câu lạc bộ Miền tây yêu Hà Giang về thúc đẩy phát triển du lịch Hà Giang - Lão nông Sóc Trăng đam mê nghiên cứu khoa học công nghệ
“Không phát hiện tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài khai thác bất hợp pháp” sau 5 ngày tuần tra kiểm tra kiểm soát trên vùng biển Giáp ranh Việt Nam -Malaixia-Thái Lan là kết quả ghi nhận bước đầu trong đợt cao điểm chống khai thác IUU từ nay đến tháng 4 năm 2024 của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.
Đang phát
Live