Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, để gỡ khó cho tàu cá thay máy cũ, Sở đang thống kê số lượng để có kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho phép các tàu cá này được đăng kiểm khi bảo đảm đủ các điều kiện theo quy định.
Tỉnh Cà Mau đã ứng dụng công nghệ thông tin để số hóa tàu cá lên phần mềm để quản lý dễ dàng hơn. Các phần mềm đã chứng minh hiệu quả.
UBND tỉnh Phú Yên đã yêu cầu các ngành chức năng và địa phương ven biển triển khai nhiều giải pháp nhằm xóa tàu cá "3 không": không đăng ký, không đăng kiểm, không giấy phép khai thác.
Tỉnh Bình Định hỗ trợ kinh phí lắp đặt thiết bị giám sát hành trình không quá 50% kinh phí đối với mỗi tàu cá từ 12m đến dưới 15m xuất bến ở ngư trường các tỉnh phía Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng được HĐND tỉnh Bình Định thông qua tại Kỳ họp thứ 18 diễn ra ngày 27/9.
Tỉnh Quảng Nam hiện có 1.169 tàu cá “3 không”, tức là không đăng ký, không đăng kiểm, không giấy phép khai thác hải sản. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Chi cục Thủy sản Quảng Nam đang khẩn trương hỗ trợ các địa phương đăng ký, cấp phép cho các tàu cá “3 không”, đảm bảo hoàn thành trước ngày 31/8/2024. Tuy nhiên, thủ tục cùng quy trình đăng ký còn nhiều vướng mắc khiến chủ các tàu cá gặp nhiều lúng túng.
Thời gian qua, nhiều ngư dân ở 2 huyện Đất Đỏ và Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu kiến nghị cơ quan chức năng cho tàu cá trên 15m (chủ yếu là xuồng, xỏng) khai thác ở vùng khơi được đánh bắt ở vùng lộng do ngành nghề khai thác đặc thù, chỉ có ở vùng lộng.
Từ ngày 1/7/2024, tất cả cảng cá trên cả nước phải áp dụng phần mềm eCDT để kiểm soát tàu ra, vào cảng, giám sát sản lượng thủy sản khai thác. Ứng dụng này giúp minh bạch việc truy xuất nguồn gốc thuỷ hải sản, góp phần làm tốt công tác chống khai thác bất hợp pháp IUU. Đến nay, các cảng cá ở Bà Rịa – Vũng Tàu đã và đang tiếp tục hướng dẫn ngư dân sử dụng phần mềm phần mềm eCDT.
Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư 06 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 23 về hồ sơ đăng ký đối với tàu cá. Đây là cứu cánh để hơn 800 tàu cá “3 không” của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi hoàn thiện hồ sơ, đủ năng lực pháp lý vươn khơi bám biển, cũng là tăng cường các giải pháp cho việc khắc phục khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu (EC) về công tác phòng chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Trước thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa đại dương ngày một nghiêm trọng, Bình Định trở thành địa phương đi đầu trong công tác quản lý chất thải nhựa từ hoạt động khai thác thủy sản. Cùng với đánh bắt hải sản, nhiều tàu cá của Bình Định khi trở về bờ, ngư dân còn có nhiệm vụ thu gom những túi rác thải nhựa trong quá trình hoạt động trên biển. Việc thu gom rác thải nhựa đại dương cũng đã được dịa phương thể chế hóa bằng các qui định cụ thể:
Người cuối cùng trong tổng số 14 ngư dân được cứu khi gặp tai nạn chìm tàu cá do giông lốc đã trở về bờ. Hiện nay, còn 10 ngư dân gặp nạn vẫn đang mất tích.
Đang phát
Live