VOV1 - Khi đã “an cư” trong những ngôi nhà kiên cố, người dân Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đang bắt đầu nghĩ đến tương lai “lạc nghiệp”.
VOV1 - 600 phụ nữ nghèo, chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão Yagi tại tỉnh Lào Cai sẽ được nhận hỗ trợ tiền mặt từ UN Women để phục hồi sinh kế với khoản hỗ trợ tiền mặt trị giá 6,5 triệu đồng/hộ. Tổng số tiền mặt được hỗ trợ trong đợt này là gần 4 tỷ đồng.
VOV1 - Chiều 31/03, tại Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị phối hợp với Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (ActionAid Việt Nam), Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) tổ chức Lễ khởi động chương trình truyền thông "Những cống hiến thầm lặng" năm 2025.
Năm 2024, Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam và các tổ chức hội thành viên đã tích cực triển khai Nghị quyết Đại hội khóa V đi vào thực tế, nỗ lực vượt mọi khó khăn, hoàn thành tốt các mục tiêu, kế hoạch công tác năm. Trung ương Hội đã phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ, ngành để giải quyết các vướng mắc về chế độ chính sách đối với nạn nhân, không ngừng xây dựng tổ chức hội vững mạnh. Hội cũng không ngừng đổi mới công tác vận động quỹ theo hướng thiết thực, hiệu quả. Kết quả đã vận động được 521 tỷ 454 triệu đồng. Từ số tiền vận động được, các cấp hội đã giúp làm mới và sửa chữa 924 ngôi nhà cho gia đình các nạn nhân chất độc da cam/dioxin; chi hỗ trợ thường xuyên tại Trung tâm cộng đồng; hỗ trợ Tết nguyên đán, trợ cấp học bổng, trợ cấp vốn sản xuất, khám chữa bệnh, hỗ trợ xe lăn, xe lắc, xe đạp và thăm hỏi đột xuất các nạn nhân bị thiên tai, bão lũ….Đây là thông tin được Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam cho biết tại Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Hội khóa V nhiệm kỳ 2023-2028 và Tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2024, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Ghi nhận của phóng viên Hà Nam:
Cuối năm vốn là thời điểm nông nhàn của bà con nông dân vùng cao. Tuy nhiên khoảng thời gian này, tại không ít bản làng của Lào Cai, bà con lại đang tất bật với những công việc mới ngoài cây ngô, cây lúa. Với sự quan tâm của cấp ủy chính quyền địa phương, những sinh kế tại chỗ cho người dân ngày càng nhiều hơn, giúp họ có thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống.
Tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai, Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đang mang lại những kết quả tích cực. Cùng với củng cố cơ sở hạ tầng, chuyển giao khoa học kỹ thuật, giúp người dân nâng cao hiệu quả sản xuất, việc hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo ở huyện cũng đang phát huy hiệu quả, giúp bà con ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo bền vững. Phóng viên Hoàng Qui, thường trú VOV Tây Nguyên đề cập hiệu quả chương trình hỗ trợ sinh kế bằng hình thức cấp bò sinh sản cho bà con dân tộc thiểu số địa phương .
Huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum có hơn 58.000 héc ta rừng, độ che phủ đạt gần 68%. 4 năm qua, cùng với quản lý bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, từ nhiều nguồn lực và sự tham gia tích cực của người dân, huyện Tu Mơ Rông đã trồng mới được hơn 2.000 héc-ta rừng và hơn 1,2 triệu cây phân tán. Phủ xanh thêm đất trống đồi núi trọc được huyện xác định là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế rừng, tạo sinh kế bền vững cho hàng chục nghìn người dân tộc Xơ Đăng, vốn chiếm tới hơn 95% dân số của huyện.
Bài 1 chúng tôi đã phản ánh thực trạng nhiều dự án bố trí cư dân biên giới với số vốn đầu tư lên đến hàng chục tỉ đồng tại tỉnh Cao Bằng nhưng chưa thể phát huy hiệu quả. Các dự án rơi vào tình trạng bỏ hoang, gây lãng phí nguồn lực đầu tư. Để các dự án này thực sự hiệu quả, mang lại sự đổi thay cuộc sống cho đồng bào vùng biên giới đang là thách thức đặt ra đối với chính quyền các địa phương. Giải pháp căn cơ lúc này là phải tạo sinh kế chứ không chỉ là câu chuyện “trao con cá, thiếu cái cần”. Mời quý vị cùng theo dõi phóng sự cuối của loạt bài “Cần có cơ chế đồng bộ cho các dự án ổn định cư dân biên giới” do nhóm phóng viên Đài TNVN Cơ quan thường trú khu vực Đông Bắc thực hiện với tựa đề: “Tạo sinh kế để giải bài toán ổn định cư dân”
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình mục tiêu Quốc gia 1719), tỉnh Quảng Bình xây dựng các mô hình, trao sinh kế, đầu tư giao thông, hệ thống tưới tiêu giúp đồng bào phát triển chăn nuôi, trồng trọt. Trao “cần câu” sinh kế là cách làm thiết thực, hiệu quả để hỗ trợ đồng bào vươn lên trong cuộc sống, thay đổi tư duy, nhận thức để thoát nghèo.
Thực hiện phong trào “Vì đàn em thân yêu”, Tỉnh đoàn Gia Lai đã trao tặng hơn 50 mô hình sinh kế cho các em học sinh là người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn.