Có lẽ chưa bao giờ chính quyền TP.HCM quyết tâm phát triển kinh tế xanh như hiện nay. Qua diễn đàn Kinh tế TP.HCM mới đây, lãnh đạo Thành phố càng khẳng định, kinh tế xanh không chỉ là xu hướng phát triển tất yếu mà còn là yêu cầu bắt buộc của thị trường. Đồng thời, nó tạo ra động lực tăng trưởng mới cho kinh tế Thành phố phát triển bền vững hơn. Có rất nhiều việc phải làm để đạt mục tiêu tăng trưởng xanh, trong đó có việc đề xuất hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ chuyển đổi sản xuất mà TP cần thực hiện và đề xuất với Chính phủ. Lệ Hằng, phóng viên thường trú tại TP.HCM có bài đề cập:
8 tháng năm 2023, TKV đã sản xuất, nhập khẩu phối trộn để cung ứng ra thị trường gần 33 triệu tấn than các loại, đạt 69% kế hoạch năm. Riêng cấp than cho hộ điện đạt hơn 27,44 triệu tấn, tăng 3,7 triệu tấn so với kế hoạch. Doanh thu toàn Tập đoàn đạt 112 nghìn tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch và nộp NSNN 21.600 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ năm trước. Báo cáo hợp nhất của TKV cho thấy, Tập đoàn này đã đảm bảo than, điện và nhiều loại khoáng sản, hoá chất cho sản xuất trong nước và xuất khẩu; hoàn thành toàn diện kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoạn 2018-2022 và 8 tháng năm 2023.
Chuyên gia kinh tế nhận định lạm phát có xu hướng giảm nhưng không thể chủ quan.- Sản xuất và phân phối xanh - Giải pháp cho phát triển kinh tế bền vững.- Bình Dương đi đúng hướng trong xây dựng thành thành phố thông minh.
Theo dữ liệu mới nhất do Liên đoàn Hậu cần Trung Quốc công bố hôm nay, hoạt động sản xuất ở châu Á tiếp tục xu hướng tăng trong tháng 8, trong khi đó chỉ số quản lý hàng hóa tổng hợp (PMI) ở châu Mỹ vẫn ở mức dưới 50% nhưng có dấu hiệu phục hồi yếu.
Trong bối cảnh các nguồn nguyên vật liệu sơ cấp ngày càng cạn kiệt, sản xuất, tiêu dùng bền vững là một trong những xu hướng tất yếu của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Tuy nhiên, theo các chuyên gia Việt Nam cần xây dựng, ban hành thêm những khung pháp lý, chính sách khuyến khích sản xuất và tiêu dùng bền vững, hướng tới xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn….
Cần có những giải pháp và hành động đột phá thúc đẩy doanh nghiệp áp dụng chu trình sản xuất và phân phối xanh, góp phần tăng khả năng cạnh tranh, hướng tới phát triển kinh tế bền vững. Đây là những thông tin đáng chú ý tại Tọa đàm “Sản xuất và phân phối xanh - Giải pháp cho phát triển kinh tế bền vững” do Tạp chí Công Thương thực hiện hôm nay (30/8).
Tiếp tục chương trình Hội nghị ĐBQH chuyên trách, sáng nay, cho ý kiến vào một số vấn đề lớn của dự án Luật Đất đai (sửa đổi) các đại biểu đề nghị, cần đánh giá thật kỹ tác động của chính sách, tránh việc lợi dụng chính sách thu gom đất trồng lúa nhằm phục vụ mục tiêu đầu cơ, không sản xuất nông nghiệp.
Dành gói vay hơn 50.000 tỷ đồng giúp công nhân phòng chống tín dụng đen.- Trang trại sản xuất nấm từ bã cà phê, giảm thiểu phế phẩm nông nghiệp ở Bồ Đào Nha.- Em Phạm Thị Vân Anh, lớp 12A1 trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) thủ khoa toàn quốc khối D01 với 28,9 điểm trong kỳ thi tốt nghiệp PTTH năm 2023.
Xây dựng thương hiệu đưa nông sản địa phương, ghi nhận thực tế tại Chi Lăng, Lạng Sơn.- Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi qua phát triển văn hóa - du lịch.- Kết nối sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp gặp khó do thiếu đơn hàng quốc tế, thì lại có những doanh nghiệp duy trì được sản xuất, thậm chí ký được những đơn hàng, hợp đồng lớn, nhờ đáp ứng được các tiêu chí “sản xuất xanh” theo yêu cầu của đối tác. Đó là những ví dụ cụ thể, thuyết phục nhất về những lợi ích khi doanh nghiệp chuyển đổi theo hướng “xanh hóa” sản xuất- nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, rộng hơn, là nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Đang phát
Live