Hạn hán, xâm nhập mặn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long năm nay được đánh giá có mức độ gay gắt và khốc liệt, thậm chí là vượt mốc lịch sử năm 2016, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất nông nghiệp- một trong những thế mạnh của vùng. Báo cáo của ngành nông nghiệp cho thấy, xâm nhập mặn ở ĐBSCL ước tính làm thiệt hại khoảng gần 39.000 ha diện tích sản xuất lúa, cùng nhiều diện tích cây trồng khác... Trước tình hình này, các chuyên gia nhấn mạnh, sản xuất nông nghiệp ở khu vực ĐBSCL phải tính đến bài toán thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt là trong khâu nghiên cứu, chọn tạo giống, cũng như chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tìm ra những giải pháp công nghệ và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật...
- Hệ thống đê điều trước mùa mưa bão: Đến hẹn lại lo.- Hà Giang khó khăn trong xuất khẩu nông sản.- Xuất khẩu vải thiều - Liệu có giải được bài toán đầu ra?- Một số kỹ thuật chăm sóc nhãn trong giai đoạn đậu quả.
Với việc bộ sinh phẩm (kit) chẩn đoán COVID-19 do Việt Nam sản xuất được Tổ chức Y tế thế giới công nhận đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng, đã giúp Việt Nam dễ dàng xuất khẩu bộ kit này ra các nước trên thế giới. Tuy nhiên xa hơn nữa, từ thành công này, còn mở ra cơ hội để các sản phẩm sinh phẩm y tế chẩn đoán các bệnh khác “made in Vietnam” bước ra thị trường quốc tế. Phóng viên Tạ Lan có bài phản ánh.
Sau gần 1 tuần thực hiện việc “nới lỏng giãn cách xã hội” theo Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ, kể từ ngày 23/4 đến nay, các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong phạm vi cả nước đã dần trở lại, nhiều cửa hàng, trung tâm thương mại, dịch vụ… ở các tỉnh, thành phố lớn hoạt động trở lại những ngày qua. Nhiều cơ quan, công xưởng sản xuất đã bắt đầu lên kế hoạch tăng tốc sản xuất - bù lại cho những thời điểm phải tạm dừng, giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19. Việc đảm bảo điện an toàn, thông suốt cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân ra sao, đặc biệt trong bối cảnh các nguồn điện từ thủy điện đang gặp khó khăn vì khô hạn, và đây vẫn đang là thời điểm nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện tăng cao ở khu vực miền Nam và cũng bắt đầu mùa nóng ở miền Bắc và miền Trung? Khách mời là ông Vũ Xuân Khu - Phó Giám đốc Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia (A0) cùng bàn luận về nội dung “Giải pháp đảm bảo điện cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống trong bối cảnh “bình thường mới” - để tập trung cho mục tiêu kép: vừa chống dịch Covid-19 vừa phát triển kinh tế - xã hội”.
- Quốc tế đánh giá cao công tác phòng chống dịch Covid-19 của Việt Nam.- Giáo sư Nhật và ước mơ sản xuất máy bay không người lái (UAV) ở Việt Nam.
Trước thực tế hoạt động kinh doanh, sản xuất chịu nhiều tác động do dịch Covid 19, Chính phủ đã và đang triển khai nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Song đến nay, việc tiếp cận các gói hỗ trợ còn gặp nhiều trở ngại, vướng mắc. Các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh khó khăn này, các chính sách phải được triển khai nhanh chóng và có hướng dẫn cụ thể hơn để việc tiếp cận được dễ dàng. Từ đó tạo sức bật để doanh nghiệp phục hồi, ổn định sản xuất kinh doanh, góp phần vào sự phục hồi phát triển kinh tế đất nước. Ghi nhận của PV Nguyễn Hằng:
Trong bức tranh chung kinh tế sụt giảm do dịch bệnh Covid-19, tỉnh Quảng Ninh vẫn có điểm sáng từ sản xuất công nghiệp, được coi là một trong những trọng tâm để giữ đà tăng trưởng, cơ cấu kinh tế theo hướng phù hợp với các diễn biến phức tạp. Trường Giang- PV Đài TNVN thường trú khu vực Đông Bắc phản ánh:
- Người dân và các tổ chức đã sẵn sàng chuẩn bị tâm thế và thích ứng trong điều kiện mới, vừa sản xuất, kinh doanh, học tập, vừa đảm bảo tuân thủ nguyên tắc phòng dịch như thế nào?- Để không còn căn bệnh chây ì trả nhà công vụ.- Nâng khống trang thiết bị chống dịch Covid-19: Làm gì để ngăn chặn trục lợi từ dịch bệnh?- Soạn giả Lý Việt Hùng – Người tâm huyết sáng tác về đề tài “người chiến sĩ”.
Vui mừng, phấn khởi là cảm xúc chung của rất nhiều người khi chỉ thị cách ly toàn xã hội cơ bản được bãi bỏ trên phạm vi cả nước, sau 3 tuần thực hiện để ngăn ngừa sự lây lan của dịch Covid 19. Tuy vậy, cùng với niềm vui, liệu người dân và các tổ chức đã sẵn sàng chuẩn bị tâm thế và thích ứng trong điều kiện mới: vừa sản xuất, kinh doanh, học tập vừa đảm bảo tuân thủ nguyên tắc phòng dịch như thế nào?
- Vì sao Thủ tướng yêu cầu giảm, giá thịt lợn vẫn tăng cao?!- Giảm thiểu thiệt hại do biến đổi khí hậu đối với cây cà phê.- Có nên để hạn ngạch xuất khẩu khi lúa được mùa, gạo đầy kho?!- Sản xuất rau an toàn trong điều kiện dịch bệnh Covid-19.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)