- Lúa vụ hè thu 2020 được mùa, được giá.- Loạt phóng sự "Nông sản Sơn La, vươn ra biển lớn", bài 2: Xuất khẩu nông sản, cả hệ thống chính trị vào cuộc.- Kiểm soát dịch bệnh trong chăn nuôi gia cầm.- Giải pháp để nâng cao giá trị nông sản.
- Đảm bảo an ninh nguồn nước vấn đề cấp thiết hiện nay.- Các phương pháp trồng ngô vụ thu đông cho hiệu quả.- Cách chăm sóc ghép cành cải tạo nhãn sau khi thu quả.- Loạt bài "Nông sản Sơn la vươn ra biển lớn", bài 1: "Tiêu thụ, xuất khẩu nông sản: 1 chủ trương, 3 lợi ích".
Trong 2 ngày qua, tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, liên tiếp xảy ra hàng chục trận động đất, dư chấn với cường độ khác nhau, trận lớn nhất có cường độ 5,3 độ richter, gây thiệt hại khá nặng về nhà cửa, hoa màu và tài sản của hàng trăm hộ dân.. Với phương châm 4 tại chỗ, hiện người dân các bản cùng các lực lượng, chính quyền địa phương đang tập trung khắc phục hậu quả, sớm ổn định tâm lý và cuộc sống cho bà con. Phản ánh của nhóm phóng viên Thanh Thủy và Trấn Long tại xã Tân Lập, huyện Mộc Châu.
- Công tác thông tin đối ngoại cần kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, nhằm nâng cao hơn nữa vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Đây là phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ 6.- Xuất nhập khẩu trực tuyến là hướng đi tất yếu trong môi trường kinh doanh nhiều biến động.- Tiếp tục xảy ra 2 trận động đất tại Mộc Châu, Sơn La vào tối qua. Như vậy, trong chưa đầy 2 ngày, tại đây xảy ra 16 trận động đất và dư chấn.- Mỹ và Australia ra tuyên bố chung về tham vấn bộ trưởng ngoại giao, quốc phòng lần thứ 30, trong đó có đoạn bác bỏ các yêu sách hàng hải của Trung Quốc tại Biển Đông.- Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc gia hạn 12 tháng trừng phạt Cộng hòa Trung Phi.
- Triển vọng sinh kế lâm nghiệp ở Đăk Psi.- Vai trò của khuyến nông trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.- Sơn La: Chuẩn hóa nông sản đáp ứng yêu cầu thị trường.
- Thuận Châu, Sơn La xuất khẩu 10 tấn thanh long sang Liên bang Nga.- Huyện Tân Yên, Bắc Giang, nỗ lực hoàn thành nông thôn mới.- Nghệ An: Trồng cam hữu cơ - đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Ngày 23/7, 10 tấn thanh long ruột đỏ của nông dân huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã lên đường xuất khẩu sang thị trường Nga. Liên tiếp xuất khẩu một lượng lớn hoa quả như xoài, nhãn, thanh long…với giá ổn định sang thị trường các nước Trung Quốc, Đài Loan, Úc, châu Âu, Mỹ, Nga, đã giúp nông dân Sơn La xóa bỏ nguy cơ “được mùa, mất giá”, thúc đẩy tư duy làm ăn lớn và phát huy lợi thế về phát triển nông sản ở địa phương. Phản ánh của phóng viên Thanh Thủy, CQTT Tây Bắc.
Với năng suất cao, quả ngon, sạch, vườn nho Duy Khánh ở bản Híp, xã Chiềng Ngần, thành phố Sơn La, mới năm đầu thu hoạch đã mang đến nguồn thu hàng tỷ đồng. Đây cũng là vườn nho đầu tiên kết hợp giữa phát triển kinh tế nông nghiệp và du lịch trải nghiệm của tỉnh Sơn La hiện nay.
- Doanh nghiệp gỗ đẩy mạnh bán hàng trực tuyến.- Xoài Sơn La – chinh phục nhiều thị trường quốc tế.- Trao đổi với ông Nguyễn Đình Tường - Trưởng phòng Chăn nuôi (Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên) về các giải pháp tái đàn lợn phải đảm bảo an toàn dịch bệnh và tránh rủi ro về kinh tế.- Thành lập các liên hiệp HTX – hướng phát triển của HTX trong giai đoạn mới.
Chủ trương phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Sơn La được triển khai vừa nhằm giúp nhân dân xoá đói giảm nghèo; giải quyết tốt việc làm, thu nhập, an sinh xã hội cho hộ gia đình, cá nhân góp đất trồng cao su, vừa nâng cao độ che phủ của rừng….Từ mục tiêu kép, năm 2007, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La đã ban hành Kết luận về chủ trương phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh. Hình thức liên kết là Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam thành lập Công ty cao su Sơn La đầu tư trồng cao su trên diện tích đất của bà con và các tổ chức góp đất. Mỗi hộ gia đình khi góp 1 ha đất sẽ được nhận 1 người làm công nhân cao su. Khi cao su cho thu hoạch, Công ty cao su sẽ chi trả, quyết toán 10% giá trị sản phẩm mủ tươi đối với tổ chức, cá nhân góp đất, từ đó, mỗi người công nhân trồng cao su sẽ có thu nhập gấp từ 1,5 đến 1,7 lần mức bình quân thời điểm mới trồng. Mục tiêu là vậy, song thực tế sau 12 năm triển khai, kết quả mang đến lại rất khác so với Nghị quyết. Một số hộ dân ở vùng khó khăn đã phải chặt bỏ hàng chục héc ta cao su. Vẫn biết làm thế là vi phạm pháp luật, nhưng do không có thu nhập từ cao su, lại không còn đất để sản xuất, nên đành làm vậy… Ấy thế nhưng, trong báo cáo chính trị của các đại hội chi bộ, đảng bộ cơ sở nơi có trồng cao su ở Sơn La, nhiệm kỳ 2020 -2025 lại không đề cập chương trình này. Vì thế, không ít người dân băn khoăn: Chương trình phát triển cây cao su ở Sơn La là chương trình lớn, đang gặp khó ở nhiều địa phương, vì sao lại không được đưa ra bàn thảo? Bài viết “Cao su Sơn La – khi thực tế khác xa Nghị quyết!” của nhóm PV Xuân Thọ và Thu Thùy, CQTT Đài TNVN khu vực Tây Bắc. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.
Đang phát
Live