
Mặc dù Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch Điện 8) vẫn đang trong giai đoạn bàn thảo, song kế hoạch hiện thực hoá chủ trương phát triển điện gió ngoài khơi (ĐGNK) ở Việt Nam đã khá rõ ràng. Bởi sau nhiều lần sửa đổi, bản Dự thảo Quy hoạch Điện 8 mới đây nhất vẫn kiên định phát triển ĐGNK - với khoảng 7GW (7.000MW) công suất nguồn điện này sẽ được hoàn thành, cung cấp điện vào năm 2030 (khoảng 87 GW công suất vào năm 2050). Từ thực tế triển khai các dự án ĐGNK ở nhiều quốc gia có sẵn các cơ sở hạ tầng thiết yếu và kinh nghiệm trong xây dựng ĐGNK, các chuyên gia khuyến nghị Việt Nam nên áp dụng cơ chế thí điểm để có thể hiện thực hoá chủ trương này.
Sáng nay (30/3), tại Khu kinh tế Dung Quất, UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Lễ công bố Đồ án Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất đến năm 2045 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 168 ngày 28/02/2023. Việc điều chỉnh này mở ra nhiều cơ hội phát triển cho Khu kinh tế Dung Quất và tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới.
Tỉnh Thừa Thiên Huế đang trong tiến trình xây dựng và phát triển mô hình đô thị di sản, hướng đến xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng “bảo tồn và phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế”. Tỉnh đang triển khai quy hoạch đô thị, chú ý khắc phục tối đa các tồn tại, hạn chế đã nhận diện, định hình cho từng không gian phát triển để khai thác tiềm năng, lợi thế của từng khu vực, đón đầu xu thế phát triển trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Chiến lược phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Quy hoạch Điện VIII) - cần phải được ban hành bởi đã quá chậm là khuyến nghị của cả cơ quan quản lý, chuyên gia và doanh nghiệp. Bởi đây là cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai các dự án nguồn và lưới điện, đáp ứng nhu cầu về điện cho phát triển kinh tế - xã hội của giai đoạn này. “Những hệ quả khi chậm ban hành Quy hoạch Điện VIII” - bài của PV Nguyên Long đề cập.
"Quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Quy hoạch Điện VIII) - cần phải được ban hành bởi đã quá chậm" - là khuyến nghị của cả cơ quan quản lý, chuyên gia và doanh nghiệp. Bởi đây là cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai các dự án nguồn và lưới điện, đáp ứng nhu cầu về điện cho phát triển kinh tế - xã hội của giai đoạn này. “Những hệ quả khi chậm ban hành Quy hoạch Điện VIII” sẽ là như thế nào? Phóng viên Nguyên Long có bài đề cập vấn đề này:
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay 12 trong tổng số 13 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã đăng ký tham gia thực hiện “Đề án 1 triệu ha chuyên lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng Xanh” với định hướng đến năm 2025 xây dựng vùng sản xuất chuyên canh lúa chất lượng cao đạt 719 nghìn ha và đến năm 2030 đạt hơn 1 triệu 015 nghìn ha.
- Hưng Yên: KCN treo 10 năm do chậm chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng - Hiệp hội Giày dép Bồ Đào Nha hướng tới nền kinh tế xanh
Liên quan bài viết ““Con đường 80 tuổi” vào đình Thạnh Phú ở Cà Mau: Có lập lờ quy hoạch?”, Đài Tiếng nói Việt Nam Đã phản ánh hơn 3 năm trước, đến nay, con đường ngày càng xuống cấp, gây khó khăn cho việc đi lại của bà con, còn người dân vẫn chưa biết chính xác mốc giới quy hoạch đến đâu.
“Quy hoạch khoáng sản phải tính đến bảo vệ cảnh quan môi trường và các ngành kinh tế xanh khác. Không hy sinh lợi ích người dân và không hy sinh lợi ích môi trường”. Đây là nhấn mạnh của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp Hội đồng thẩm định Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 diễn ra chiều ngày 01/03 tại Trụ sở Chính phủ.
Sáng nay (24/2), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải làm việc với Đoàn ĐBQH TP.HCM để nghe báo cáo về tình hình lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Đang phát
Live