
Sạt lở kinh hoàng vùi lấp nhiều người, khiến 2 người tử vong; ngập úng nghiêm trọng mỗi khi xuất hiện mưa to. Đó là những gì đã và đang diễn ra tại Đà Lạt, Lâm Đồng. Khó ai có thể hình dung được thành phố cao nguyên Đà Lạt lại bị ngập lụt, nhưng điều đó đã xảy ra. Đã có nhiều câu hỏi đặt ra: Đà Lạt là thành phố cao nguyên, sườn núi, đồi dốc, lẽ ra rất dễ thoát nước, nhưng tại sao lại ngập? Liên tiếp xảy ra các vụ sạt lở gây thiệt hại về người tài sản cho thấy vấn đề gì trong công tác giám sát xây dựng và tầm nhìn quy hoạch. Trách nhiệm của cơ quan chức năng ra sao khi tình trạng ngập lụt, sạt lở gây thiệt hại về người và tài sản.
Tháng 7 này Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh, TP.HCM sẽ tiến hành rà soát toàn bộ các dự án quy hoạch quá hạn trên địa bàn huyện gây ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân và lãng phí nguồn lực đất đai. Trên địa bàn huyện Bình Chánh có 323 dự án xây dựng. Trong đó, có khoảng 100 dự án xây dựng nhà ở xã hội, hạ tầng xã hội và các dự án khác không phải vốn của ngân sách Nhà nước. Trong số này, qua rà soát vào tháng 6/2022 có 92 dự án quy hoạch quá hạn, nhiều dự án đã “treo” 20-30 năm. UBND huyện Bình Chánh đã đề xuất thu hồi, hủy bỏ 52 dự án quá 3 năm không triển khai thực hiện, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân.
“Bốn trụ cột phát triển kinh tế, hai trung tâm động lực, ba trung tâm đô thị và ba hành lang kinh tế là các nhân tố chủ lực tạo đột phá phát triển Quảng Bình đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050. Mục tiêu đặt ra, đến năm 2030, Quảng Bình sẽ là tỉnh phát triển khá ở khu vực miền Trung. Đến năm 2050, Quảng Bình sẽ là một một nền kinh tế năng động của miền Trung và cả nước, là điểm kết nối quan trọng trong ngã tư kinh tế Bắc - Nam, Đông - Tây”- Đây là nội dung quan trọng tại Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh Quảng Bình và xúc tiến đầu tư năm 2023 với chủ đề “Đưa Quảng Bình đến gần nhà đầu tư” vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và chính thức công bố vào hôm nay. PV Xuân Lan thông tin:
Theo quy hoạch phát triển tổng thể cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, cảng Cái Mép – Thị Vải ở Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ là cảng đặc biệt, đón được siêu tàu trên 250.000 tấn. Tuy nhiên, nhiều năm qua cụm cảng này vẫn chưa khai thác hết lợi thế tự nhiên và hạn chế về độ sâu luồng đã làm giảm sức cạnh tranh của các cảng tại Cái Mép – Thị Vải.
Chính phủ ban hành Nghị quyết về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia- Đồng loạt Khởi công Dự án xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng (giai đoạn 1) tại 4 địa phương- Tháng 6 này, Bộ Tài chính sẽ có kết luận thanh tra hoạt động bán bảo hiểm qua ngân hàng của một số doanh nghiệp bảo hiểm- Nga lên tiếng, thỏa thuận ngũ cốc ở Biển Đen không thể được gia hạn trong hoàn cảnh hiện tại, nhưng sẽ nỗ lực để đảm bảo các nước nghèo không bị thiếu lương thực khi thỏa thuận này kết thúc- Hungary phản đối sự can thiệp của Ủy ban châu Âu vào ngân sách của các quốc gia thành viên
Triển khai quy hoạch hàng không đáp ứng nhu cầu phát triển- Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo vào quá trình CNH-HDH đất nước- Đà Nẵng tìm hướng cải thiện chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)
Chiều nay, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp thẩm định nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Phó Thủ tướng yêu cầu Hà Nội sớm triển khai nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô. Trong đó Quy hoạch phải quan tâm đặc biệt đến không gian ngầm và hạ tầng ngầm.
Từ trước tới nay, khu vực bãi tắm Thuỳ Vân (tức Bãi sau) được xem như bộ mặt đô thị của TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Hiện khu vực này đã trở nên lạc hậu, hiệu quả kinh tế thấp và bất cập về công năng quy hoạch. Từ đó, Bà Rịa- Vũng Tàu quyết tâm cải tạo khu vực bãi Thùy Vân để phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Tỉnh đã điều chỉnh quy hoạch 1/2.000 để tập trung nguồn lực, đầu tư bài bản biến bãi Thuỳ Vân trở thành trung tâm thương mại, nghỉ dưỡng hiện đại và đẳng cấp.
Hết lập rào chắn bằng xích sắt, đến chồng đá ngăn xe lên vỉa hè … chính quyền các cấp ở thủ đô Hà Nội đang nỗ lực giành lại và giữ vỉa hè cho người đi bộ - vì một Thủ đô văn hiến, văn minh. Tuy nhiên, nhiều giải pháp thời gian qua đã không mang lại hiệu quả như kỳ vọng. Đáng nói, đây là tình trạng chung ở các thành phố lớn. Cách thức nào hiệu quả để Hà Nội nói riêng và các tỉnh, thành phố trong cả nước thực sự có vỉa hè - không chỉ thể hiện nhận thức và lối sống văn minh, hiện đại của mỗi công dân mà còn đạt lợi nhuận từ các hoạt động kinh tế, văn hoá, du lịch chính tại vỉa hè ? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là Kiến trúc sư Trần Minh Tùng – Đại học xây dựng Hà Nội - tác giả mới đạt Giải A duy nhất từ Hội đồng Lý luận Trung ương cho công trình nghiên cứu “Không gian công cộng trong bối cảnh chuyển đổi”
Bài toán quy hoạch vỉa hè ở Việt Nam - nhìn từ việc Hà Nội loay hoay giành, giữ vỉa hè cho người đi bộ.- Những chiến sỹ công an tỉnh Hà Nam với những cách làm mới, sáng tạo, những kinh nghiệm hay, phát huy tinh thần vì nhân dân phục vụ.
Đang phát
Live