VOV1 - Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử không chỉ giúp kết nối người tiêu dùng với doanh nghiệp mà còn tạo ra cơ hội mới cho các nhà sản xuất và dịch vụ. Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tận dụng tốt cơ hội này.
VOV1 - Theo các chuyên gia, Việt Nam nên tập trung vào 2 dự án ĐHN Ninh Thuận có công suất từ 1.000MW/tổ máy trở lên để làm cơ sở cho phát triển ĐHN ở Việt Nam sau này. Các nhà máy ĐHN quy mô nhỏ (SMR) dưới 300MW chưa được kiểm chứng, quản trị rủi ro như nhau, suất đầu tư lớn dẫn đến giá điện cao.
Từ ngày 11/10/2024 giá điện đã được điều chỉnh tăng thêm khoảng 96,32 đồng/kWh, tương ứng tăng 4,8% so với giá bán lẻ điện áp dụng trước thời điểm này. Vì sao phải tăng giá điện trong bối cảnh tác động của bão số 3 và hoàn lưu bão gây mưa lũ dài ngày, ảnh hưởng lớn tới nhiều tỉnh khu vực miền Bắc và nền kinh tế cũng như đời sống xã hội nhìn chung còn nhiều khó khăn? Giá điện tăng rồi liệu có giảm? Và phải làm gì khi giá điện tăng? PV Nguyên Long có bài đề cập:
Công trình đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối có tổng chiều dài gần 520km, gồm hai mạch đường dây, được liên kết bởi 1.177 vị trí móng cột, đi qua địa bàn 211 xã/phường, của 43 huyện/thị xã thuộc 9 tỉnh từ Bắc miền Trung trở ra đã hoàn thành, đủ điều kiện đóng điện trên toàn tuyến. Tập thể người lao động ngành điện đã lập thêm một kỳ tích mới trên công trình đường dây 500kV mạch 3 khi đã thi công thần tốc một công trình khó, trong một khoảng thời gian ngắn kỷ lục, chỉ hơn 7 tháng kể từ khi khởi công (ngày 18/01/2024), thiết thực chào mừng 79 năm Quốc khánh 02/9. Nhân sự kiện khánh thành công trình trọng điểm, cấp bách, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với an ninh năng lượng quốc gia, đặc biệt là đảm bảo cấp điện miền Bắc ngay ở thời điểm hiện tại, PV Nguyên Long điểm lại “Những cái nhất của Công trình đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối”.
Ngày 26/07/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 893/2023/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quyết định nhấn mạnh vai trò của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, góp phần thực hiện thành công cam kết đưa phát thải ròng về 0 (netzero) vào năm 2050, với mục tiêu tiết kiệm năng lượng đạt khoảng 8-10% vào năm 2030 và khoảng 15-20% vào năm 2050 so với kịch bản thông thường. Bài viết “Quyết liệt triển khai các giải pháp TKNL đặt ra tại Quy hoạch tổng thể Năng lượng quốc gia” của PV Nguyên Long đề cập nội dung này:
Ý kiến của Bộ Công Thương tại “Báo cáo về xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) lắp đặt tại nhà ở, cơ quan công sở tại Việt Nam” gửi Thủ tướng Chính phủ ngày 26/7 vừa qua đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều - khi Bộ này cho rằng: “không cần ban hành cơ chế khuyến khích để lắp đặt điện mặt trời mái nhà”. Vì chỉ cần khoảng 12,5% nhà dân trên cả nước, mỗi gia đình lắp đặt 01kW trong năm 2023 là đã hoàn thành mục tiêu tăng thêm về cơ cấu nguồn điện mặt trời mái nhà (khoảng 2.600MW) cho cả kỳ Quy hoạch (năm 2021-2030) được đặt ra trong Quy hoạch điện 8…”. Từ thực tế những vướng mắc trong việc phát triển ĐMTMN thời gian qua cho thấy, cùng với việc hoàn thiện khung khổ pháp lý, vẫn cần những cơ chế ưu đãi đủ mạnh mới khuyến khích phát triển ĐMTMN ở khu vực miền Bắc - nơi đang thiếu hụt nguồn cung điện lớn trong các thời gian cao điểm mùa khô.
Hơn 3.700 doanh nghiệp ký thỏa thuận tiết kiệm điện với các đơn vị điện lực thuộc Tổng công ty Điện lực miền Bắc.- Miền Trung - Tây Nguyên: Căng thẳng cung ứng điện các tháng mùa khô.- Quy hoạch điện VIII: Cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai các dự án nguồn điện, lưới điện quốc gia.
Giải pháp giảm áp lực "năng lượng sạch" và phát triển bền vững.- Chuyển đổi số trong nông nghiệp: Cần sự hỗ trợ tích cực từ cơ quan chức năng!-Tiêu điểm kinh tế địa phương: Thái Nguyên nỗ lực chuyển đổi số tới từng người dân
Mực nước của hơn bốn mươi hồ thuỷ điện, trong đó có mười hồ thuỷ điện lớn đang xấp xỉ mực nước chết (hoặc đã ở dưới mực nước chết) đang thực sự báo động về khả năng thiếu hụt lớn nguồn cung cấp điện ngay trong cao điểm mùa nắng nóng 2023 này - khi thuỷ điện đang chiếm khoảng 30% công suất nguồn điện của hệ thống, nhưng sản lượng điện khai thác từ thuỷ điện có nhiều thời điểm đã chiếm tới hơn 40%. Trong khi đó, nguồn điện từ năng lượng tái tạo đã chiếm một tỷ lệ lớn với hơn 27% công suất nguồn trong hệ thống điện quốc gia nhưng lại chưa phát huy được hết các ưu thế. Thuỷ điện thiếu nước, lo ngại thiếu điện - giải toả áp lực năng lượng sạch và phát triển bền vững bằng cách nào? PV Nguyên Long có một vài phân tích.
Mặc dù Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch Điện 8) vẫn đang trong giai đoạn bàn thảo, song kế hoạch hiện thực hoá chủ trương phát triển điện gió ngoài khơi (ĐGNK) ở Việt Nam đã khá rõ ràng. Bởi sau nhiều lần sửa đổi, bản Dự thảo Quy hoạch Điện 8 mới đây nhất vẫn kiên định phát triển ĐGNK - với khoảng 7GW (7.000MW) công suất nguồn điện này sẽ được hoàn thành, cung cấp điện vào năm 2030 (khoảng 87 GW công suất vào năm 2050). Từ thực tế triển khai các dự án ĐGNK ở nhiều quốc gia có sẵn các cơ sở hạ tầng thiết yếu và kinh nghiệm trong xây dựng ĐGNK, các chuyên gia khuyến nghị Việt Nam nên áp dụng cơ chế thí điểm để có thể hiện thực hoá chủ trương này.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live