Năm 2024 được đánh giá là một năm vượt khó thành công của công tác hội nhập kinh tế quốc tế. Dấu ấn nổi bật là việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (gọi tắt là Hiệp định CEPA) trong thời gian đàm phán ngắn kỷ lục - chỉ trong vòng 16 tháng, khai mở thành công thị trường tiềm năng lớn ở Trung Đông, Châu Phi và thúc đẩy tiến trình hội nhập thương mại toàn cầu của Việt Nam. Năm 2025 được dự báo là năm đặc biệt khó khăn với công tác hội nhập kinh tế quốc tế, tiềm ẩn nhiều rủi ro, khó lường, tác động không thuận tới hoạt động thương mại xuất nhập khẩu của nước ta. Làm gì để công tác hội nhập kinh tế quốc tế đi vào chiều sâu và mang lại những kết quả tích cực, tạo đột phá, đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP - với mục tiêu tăng từ 8% trở lên trong năm 2025? Ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cùng bàn về câu chuyện này.
Nhiều tuyến phố lớn ở Hà Nội lại bị đào xới để cải tạo cùng 1 thời điểm gây phiền hà cho cuộc sống người dân.- Chợ phiên Quốc tế tại cửa khẩu Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị.
Sau nhiều tuần đàm phán căng thẳng, đến phút chót, Quốc hội Mỹ rạng sáng 21/12 (theo giờ Mỹ) đã ngăn chặn được tình trạng đóng cửa chính phủ một phần, khi Thượng viện thông qua dự luật đã được Hạ viện phê chuẩn trước đó, để cấp kinh phí cho các cơ quan liên bang đến giữa tháng 3/2025. Tổng thống Joe Biden sau đó cũng đã ký ban hành thành luật. Tuy nhiên đáng chú ý, dự luật không bao gồm điều khoản liên quan đến trần nợ công mà Tổng thống đắc cử Donald Trump trước đó đề xuất - cho thấy những rạn nứt nội bộ đảng Cộng hoà vẫn luôn tồn tại; đồng thời báo hiệu những tháng đầu tiên nhiều khó khăn của chính quyền ông Trump khi quay trở lại Nhà Trắng.
Tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024), Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (Viettel High Tech) đã chính thức nhận văn bản chứng nhận từ Lục quân và Bộ Quốc phòng Malaysia, công nhận các sản phẩm thông tin quân sự của Viettel đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe để cung cấp cho Lục quân Malaysia.
Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, có 2 sản phẩm đặc biệt về chữa cháy, cứu nạn cứu hộ “made in Việt Nam” được phát triển bởi Đại học PCCC (Bộ Công an) thu hút khá nhiều sự quan tâm của khách tham quan, đó là Robot chữa cháy và mô tô chữa cháy, cứu nạn cứu hộ đa năng.
Triển lãm Quốc phòng Quốc tế lần thứ 2 trưng bày sản phẩm quốc phòng của 242 đơn vị, doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Trong đó nhiều đơn vị, tập đoàn quốc phòng nổi tiếng của các nước có nền công nghiệp quốc phòng tiên tiến, phát triển như Nga, Ấn Độ, Israel, Trung Quốc, Mỹ, Canada... Nhiều loại vũ khí, khí tài quân sự mới sản xuất, lần đầu tiên được mang đến Việt Nam và trưng bày tại Triển lãm.
Sáng nay, tại Sân bay Gia Lâm, Hà Nội bắt đầu diễn ra Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024. Đây là điểm nhấn trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 80 năm ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân, là sự kiện đối ngoại quốc phòng tầm cỡ với sự tham gia của nhiều cường quốc. Triển lãm cũng thể hiện sự trưởng thành của ngành công nghiệp quốc phòng nhằm xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại theo văn kiện đại hội 13 của Đảng. Thiếu tướng Nguyễn Xuân Thuỷ, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Trưởng Tiểu ban tuyên truyền Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt nam 2024 cùng bàn luận câu chuyện này.
Để giảm bớt và kiểm soát được số lượng sinh viên quốc tế đến học, hôm nay Austraila ban hành quy định mới về vấn đề này. Quy định này cũng được cho là sẽ tạo thuận lợi để các đại học ở vùng nông thông hoặc các trường nghề có thể nhận thêm các sinh viên quốc tế.
Chuẩn bị cho lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam năm 2024, sáng nay 17/12, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban Chỉ đạo Triển lãm đã chủ trì tổng duyệt lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024.
Đang phát
Live