Hôm nay (24/11), cuộc thi Robothon Quốc tế 2024 đã diễn ra thành công rực rỡ tại Sea Complex Convention & Community Hall, Bangkok, Thái Lan. Đội tuyển Việt Nam đã xuất sắc ghi dấu ấn với nhiều giải thưởng quan trọng trong hạng mục thi đấu Leanbot. Sự kiện được tổ chức bởi Eduspec Holdings Berhad (Malaysia). Tin của phóng viên Nguyên Nhung:
Việt Nam ủng hộ các sáng kiến đóng góp cho hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới tại Hội nghị lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa Bình.- Lần đầu tiên, Chủ tịch Hội nông dân Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn cùng lắng nghe nông dân kiến nghị, gỡ khó về chính sách đất đai phát triển nông nghiệp xanh sạch và bền vững.- Nông dân vay nợ để làm giàu ở Đắc Nông.- Tổng thống Nga Vladimia Putin phê chuẩn Hiệp định hợp tác quân sự với Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Saotome vaà Prinsipe.- Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu COP29 bế mạc, thông qua 2 vấn đề quan trọng là tài chính khí hậu và thỏa thuận về các quy tắc cho một thị trường tín chỉ carbon toàn cầu.
Từ ngày 01/01/2025, Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng sẽ triển khai thu phí dịch vụ đối với hành khách sử dụng lối đi ưu tiên để kiểm tra an ninh soi chiếu tại Nhà ga T1, Sân bay Quốc tế Đà Nẵng.
Hiện Việt Nam có khoảng 3.800 doanh nghiệp khởi nghiệp, đáng chú ý trong đó đã có những doanh nghiệp “kỳ lân” đạt trị giá trên 1 tỷ USD và nhiều doanh nghiệp được định giá trên 100 triệu USD. Năm 2024, Việt Nam tiếp tục tăng 2 bậc (từ vị trí 58 lên vị trí 56/100 quốc gia và vùng lãnh thổ) trong bảng xếp hạng Chỉ số hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu. Còn trong khu vực ASEAN, hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam hiện đứng thứ 4, với tác động kinh tế ước tính lên tới 5,22 tỷ USD. Các chuyên gia, tổ chức quốc tế đánh giá cao đặc trưng tạo nên điểm mạnh của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam, đó chính là sự vào cuộc và quan tâm của cả hệ thống chính trị, sức trẻ và nguồn nhân lực chất lượng cao, môi trường kinh doanh được cải thiện, hội nhập quốc tế và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng gia tăng. Tuy vậy, hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức và cần thêm nhiều động lực để phát triển và hoàn thiện hơn nữa trong hệ sinh thái chung toàn cầu. “Nhận diện thách thức, khơi thông nguồn lực để đưa hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam hội nhập quốc tế” là chủ đề được bàn luận với sự phân tích của ông Phạm Hồng Quất - Cục trưởng Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học công nghệ (Bộ Khoa học và công nghệ).
Trong các ngày từ 19-21/11/2024, tại thủ đô Bangkok (Thái Lan), Ủy ban Kinh tế và Xã hội Liên hợp quốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương (UN-ESCAP) và Cơ quan Phụ nữ LHQ (UN-Women) đồng tổ chức Hội nghị cấp Bộ trưởng châu Á – Thái Bình Dương đánh giá 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh (BPFA), với sự tham dự của 1.200 đại biểu đến từ 51 quốc gia, vùng lãnh thổ trong khu vực. Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà làm trưởng đoàn.
Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 dự kiến tổ chức từ ngày 19 đến 22-12 tại sân bay Gia Lâm (Hà Nội). Với sự tham gia của nhiều cường quốc có nền công nghiệp Quốc phòng phát triển. Đây là một trong những hoạt động điểm nhấn trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
- UNESCO xem xét công nhận kỹ thuật nấu rượu sake của Nhật Bản là di sản văn hóa phi vật thể - Cửa hàng Casa Beethoven - nơi cất giữ "kho báu” của âm nhạc cổ điển giữa lòng thành phố Barcelona
Đột quỵ não là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế trên toàn cầu. Mỗi năm trên thế giới có hơn 12 triệu ca đột quỵ . Tức là cứ 3 giây lại có 1 người bệnh đột quỵ. Tại Việt Nam cứ 4 người trên 25 tuổi thì có 1 người đã và sẽ bị đột quỵ. Nếu như năm 2017 cả nước chỉ có 18 bệnh viện điều trị đột quỵ thì đến nay con số này đã tăng lên gấp gần 7 lần. Đó là thông tin được đề cập tại Hội nghị đột quỵ quốc tế năm 2024 do Bộ Y tế và Bệnh viện Bạch Mai tổ chức ngày 9/11, tại Hà Nội.
Thủ đô Hà Nội đang sống trong không khí ngày hội điện ảnh với Liên hoan phim quốc tế lần thứ 7. Bắt đầu từ hôm qua và kéo dài trong 5 ngày, liên hoan quy tụ 117 bộ phim xuất sắc từ 51 quốc gia và vùng lãnh thổ, hứa hẹn đem đến công chúng yêu nghệ thuật bữa tiệc điện ảnh đặc sắc. Trong khuôn khổ sự kiện còn diễn ra các hội thảo, “chợ dự án làm phim” góp phần phát triển tài năng trẻ, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành điện ảnh nước nhà. Liên hoan phim quốc tế Hà Nội cũng là cơ hội để giới thiệu Việt Nam như một điểm đến hấp dẫn cho các đoàn làm phim quốc tế với những bối cảnh quay độc đáo, đặc sắc; góp phần thúc đẩy phát triển bền vững ngành công nghiệp văn hóa và giúp điện ảnh Việt khẳng định vị thế trên bản đồ thế giới và ghi dấu ấn trong hội nhập quốc tế. Để có thêm góc nhìn về tiêu điểm văn hóa đang thu hút sự chú ý của dư luận này, Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh Lý Phương Dung – Trưởng Tiểu Ban báo chí tuyên truyền của Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ 7 và nhà báo Văn Bảy – Phó đại diện báo Thể thao và Văn hoá tại TPHCM, chuyên theo dõi mảng điện ảnh cùng bàn luận câu chuyện này.
Ngành khách sạn là một lĩnh vực đang phát triển mạnh mẽ, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Với sự gia tăng nhu cầu du lịch và trải nghiệm, nghề khách sạn không chỉ đơn thuần là việc cung cấp chỗ ở mà còn bao gồm dịch vụ ẩm thực, giải trí, tổ chức sự kiện và nhiều hoạt động khác nhằm mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Việt Nam đang có tiềm năng, thế mạnh gì trong lĩnh vực này và đâu là những kinh nghiệm quốc tế mà chúng ta có thể tham khảo, học tập để làm việc chuyên nghiệp. Chương trình hôm nay chúng tôi mời quý vị và các bạn cùng tìm hiểu những kỹ năng cần thiết và lộ trình phát triển trong nghề này. - Khách mời: Bà Nguyễn Thị Thúy Minh, Chủ tịch Hiệp Hội Nhân sự Ngành Khách sạn Việt Nam. - Ông David Cumming - Tổng Quản lý vùng Việt Nam, Campuchia và Myanma, Công ty Quản lý khách sạn và khu nghỉ dưỡng Ascott Việt Nam.
Đang phát
Live