
Quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh thực hiện công văn “khẩn”, kiểm soát thị trường, chống đầu cơ, tăng giá bất hợp lý.- Gần 3 tấn thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc bị phát hiện tại cơ sở kinh doanh ngoại thành Hà Nội.- Quảng Ninh: bắt giữ trên 1.200 sản phẩm thuốc lá điện tử vận chuyển trên xe ô tô.
Phát hiện hơn 20.000 sản phẩm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng bị làm giả ở Hà Nội- QLTT, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm giữ ổn định thị trường hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu người dân vùng dịch- QLTT Hà Nội phát hiện gần 3 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc
Cần khắc phục ngay những hạn chế trong công tác quản lý hóa chất.-Chủ động nguồn cung hàng hóa khi dịch bệnh diễn biến phức tạp.-Dù chợ đầu mối phải tạm ngưng hoạt động để phòng chống dịch, thành phố Hồ Chí Minh vẫn đảm bảo không bị đứt gãy nguồn cung hàng hóa.
Hôm nay, 1/7/2021, cùng với Luật Cư trú năm 2020 có hiệu lực thi hành, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cũng chính thức được vận hành, góp phần bảo đảm tốt hơn nữa quyền tự do cư trú của công dân; thực hiện việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến công tác đăng ký, quản lý cư trú; đáp ứng yêu cầu ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong công tác quản lý cư trú mà trọng tâm là xây dựng, quản lý cư trú qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Tuy nhiên, với việc thực hiện Luật Cư trú, trong đó có việc cấp căn cước công dân gắn chip và Quản lý công dân bằng thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cũng khiến không ít người lo ngại về việc lộ, lọt thông tin cá nhân, khiến kẻ gian lợi dụng để thực hiện các hành vi lừa đảo. Vậy những lo lắng này của người dân có cơ sở hay không và các cơ quan chức năng, đặc biệt là lực lượng công an đã có những giải pháp gì để bảo vệ hiệu quả thông tin cá nhân của người dân. Cùng bàn luận vấn đề này với khách mời là Thượng tá Vũ Văn Tấn, Giám đốc Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư, Cục Cảnh sát Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an.
Ngày 26/5, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 779 thành lập Quỹ vắc xin phòng COVID-19; tiếp đó ngày 5/6, Chính phủ đã ra mắt Quỹ Vaccine phòng chống COVID-19 và phát động toàn dân, cả ở trong nước và nước ngoài chung sức đồng lòng cùng Chính phủ phòng chống dịch bệnh. Hành động này không những thể hiện truyền thống tương thân tương ái tốt đẹp mà còn thể hiện tư duy, tầm nhìn mới về một nhà nước phụng sự, lấy hiệu quả, phúc lợi của nhân dân làm đầu. Chủ trương xã hội hóa nguồn kinh phí mua vaccine giảm áp lực cho ngân sách là chủ trương đúng đắn của Chính phủ và mang nhiều ý nghĩa, nhận được sự hưởng ứng của người dân và doanh nghiệp, các tổ chức, đoàn thể.
Từ 1/8 tới, Thông tư số 40, hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chính thức có hiệu lực. Bà Nguyễn Thị Lan Anh, Vụ trưởng Vụ quản lý thuế doanh nghiệp thông tin những điểm cần lưu ý khi triển khai Thông tư 40.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi lời chúc, thông điệp đến các gia đình Việt Nam, nhân kỷ niệm 20 năm ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 – 28/6/2021).- Tuần hàng Việt Nam tại Nhật Bản kết thúc với việc mặt hàng chuối của nước ta bắt đầu tìm được chỗ đứng trên thị trường rất khắt khe này.- Kinh nghiệm quản lý người cách ly tại nhà tại tỉnh Cà Mau.- Nga sẽ thu phí khi tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 đối với người nước ngoài; trong khi đó, dư nguồn vắc-xin, Campuchia dự tính tiêm phòng Covid-19 mũi thứ 3 cho những người đã được tiêm phòng.- Chương trình Lương thực Thế giới của Liên hợp quốc cảnh báo, Ma-đa-gát-ca đang tiến gần đến thảm họa nhân đạo bởi biến đổi khí hậu. Nếu không có hành động khẩn cấp, trong vài tháng tới nửa triệu người Ma-đa-gát-ca đối mặt với nạn đói và tử vong vì đói.
Hưng Yên; Quảng Bình phát hiện, thu giữ gần 1 tấn hóa chất mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ- Vĩnh Long: tạm giữ gần 1000 bao thuốc lá điếu ngoại nhập lậu
- Thái Nguyên: Nhiều trang trại chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường - Phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà về giải pháp khắc phục tình trạng "trên nóng, dưới lạnh" trong công tác quản lý môi trường - Phụ nữ Sóc Trăng với mô hình “Biến rác thành tiền”
Mới đây, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tố Cục Thú y (Bộ NN và PTNT) cố tình áp dụng các biện pháp không cần thiết trong kiểm dịch thủy sản nhập khẩu làm tăng chi phí và thời gian kiểm tra, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), việc kiểm dịch các động vật và sản phẩm động vật sống, tươi, ướp đá là cần thiết, vì đây là các đối tượng có nguy cơ mang theo các mầm bệnh lây lan ra môi trường và tác nhân có thể gây bệnh cho vật nuôi. Nhưng mở rộng các đối tượng, danh mục hàng chế biến phải kiểm dịch theo Luật Thú y là không cần thiết và chưa phù hợp với chủ trương cắt giảm danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành. Không chỉ đối với mặt hàng thủy sản, nhiều mặt hàng xuất nhập khẩu khác hiện đang đồng thời phải chịu nhiều hình thức quản lý, kiểm tra chuyên ngành do một Bộ hoặc nhiều Bộ quy định. Vì sao có sự chồng chéo này? Làm sao cắt giảm danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành? Tiến sỹ Phí Vĩnh Tường, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, Phó Tổng biên tập Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, bàn luận vấn đề này
Đang phát
Live