
Theo dự báo của ngành Tài chính, năm nay thu ngân sách cả nước sẽ bị tác động nặng nề bởi dịch Covid-19. Nghị quyết của kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV cũng nêu rõ, khả năng phải điều chỉnh các chỉ tiêu ngân sách nếu tác động của dịch còn kéo dài. Trong điều kiện khó khăn, làm sao cân đối ngân sách, để bảo đảm các mục tiêu phát triển? Thu thế nào, chi ra sao, càng cần phải tính kỹ hơn lúc bình thường- thuận lợi, và quá trình này phải được giám sát chặt chẽ hơn. Luật ngân sách Nhà nước 2015, có hiệu lực từ năm ngân sách 2017, đã bổ sung quy định về giám sát ngân sách nhà nước của cộng đồng. Kết quả khảo sát về Chỉ số công khai ngân sách bộ, cơ quan trung ương (MOBI) và Chỉ số công khai ngân sách cấp tỉnh (FOBI) 3 năm liên tiếp, cho thấy những chuyển biến tích cực trong thực hiện công khai ngân sách theo Luật. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế trong quá trình này. Làm sao để việc “công khai” phải thực chất, công khai đi liền với minh bạch? Câu chuyện thời sự hôm nay chúng tôi bàn nội dung này với sự tham gia bàn luận của chuyên gia tài chính, PGS.TS Vũ Sỹ Cường.
- Quản lý thị trường Lạng Sơn: xử phạt 5 cửa hàng bán lẻ khí hóa lỏng nhiều sai phạm.- Kiên Giang phát hiện, tạm giữ 11 tấn đường cát và 30 thùng nước tăng lực có dấu hiệu nhập lậu.- 6 tháng đầu năm – quản lý thị trường kiểm tra, xử phạt và thu nộp ngân sách nhà nước gần 150 tỷ đồng.
- Giảm 30% thuế cho doanh nghiệp có tổng doanh thu dưới 200 tỷ đồng trong năm 2020.- Phỏng vấn ông Lưu Đức Huy, Vụ trưởng Vụ Chính sách, Tổng cục Thuế về những điểm mới của Luật Quản lý thuế sửa đổi, tạo thuận lợi cho người nộp thuế, chính thức có hiệu lực từ 1/7 tới.- Lợn sống nhập từ Thái Lan về nhưng chưa tác động nhiều tới thị trường thịt lợn tại các chợ dân sinh.
Ngày 23/06, tại thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức “Hội nghị tập huấn, tuyên truyền kết quả công tác quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam- Campuchia năm 2020”. Tin của PV Khoa Điềm, thường trú tại khu vực Tây Nguyên.
Dự án Luật Cư trú (sửa đổi) theo hướng thay thế phương thức quản lý cư trú từ thủ công là sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy, bằng việc quản lý thông qua dữ liệu điện tử đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Theo dự thảo Luật này, việc quản lý dân cư sẽ theo hướng sử dụng mã số định danh cá nhân của công dân để truy cập, cập nhật thông tin trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Nguồn cơ sở dữ liệu này được cung cấp trên mạng, kết nối với các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan. Mục tiêu chính là sẽ thay đổi quản lý dân cư từ sổ hộ khẩu sang mã số định danh cá nhân phù hợp với chủ trương xây dựng Chính phủ điện tử. Vậy trở ngại lớn nhất trong vấn đề này là gì? Bàn luận về câu chuyện này, khách mời là Luật sư Nguyễn Đức Hùng, Phó trưởng phòng tranh tụng công ty Luật TGS.
Trả lời cử tri quận Hoàn Kiếm tại buổi tiếp xúc trước kỳ họp thứ 15, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa 15 hôm nay, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, thành phố đã xử lý nhiều trường hợp là cán bộ, đảng viên liên quan đến vi phạm đất đai tại 2 huyện Ba Vì và Sóc Sơn. Tin của phóng viên Đài TNVN.
Dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi) thay đổi về phương thức quản lý cư trú, trong đó đổi mới phương thức quản lý cư trú từ thủ công bằng sổ hộ khẩu sang quản lý thông qua số định danh cá nhân nhằm đơn giản hóa thủ tục, thuận lợi cho người dân và bảo đảm hiệu quả quản lý dân cư. Thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Luật tại Quốc hội, các đại biểu đề nghị, Chính phủ bảo đảm hoàn thành cấp số định danh cá nhân cho gần 80 triệu công dân còn lại theo đúng tiến độ đề ra.
Thời gian qua, do quy định pháp luật chưa sát thực tế, còn nhiều kẽ hở nên quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã bị một số doanh nghiệp, cá nhân lợi dụng gây thất thoát lớn tài sản nhà nước, nhất là về đất đai. Thực tế đó diễn ra như thế nào? Những nguyên nhân và giải pháp nào để vừa đẩy nhanh tiến trình Cổ phần hóa vừa tránh thất thoát lãng phí đất đai? Trong Chương trình đối thoại hôm nay chúng ta cùng hai vị khách mời là Tiến sỹ- Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong và Phó Giáo sư, tiến sỹ Đặng Hùng Võ- nguyên Thứ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường cùng bàn luận làm rõ những vấn đề này.
- Mùa mưa bão đang đến gần, tuy nhiên ở nhiều địa phương, công tác quản lý đê điều, hồ đập thủy lợi còn nhiều bất cập đã gây ra những mối nguy tiềm ẩn vỡ đập thủy lợi, đê điều.- Ở tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang thực trạng vi phạm công trình thủy lợi trước mùa mưa bão đang diễn ra nghiêm trọng.- Bạc Liêu: Cá sấu rớt giá, người nuôi lỗ nặng.- Xây dựng nông thôn mới cấp thôn bản gắn với giảm nghèo bền vững đang phát huy hiệu quả.
Sốc, bàng hoàng, bức xúc, phẫn nộ… Đó là cảm xúc của rất nhiều người khi nghe tin một công ty ở Hải Phòng dùng nước mương ô nhiễm để sản xuất 'nước tinh khiết' đóng bình. Sự việc một lần nữa cho thấy sự thật nhẫn tâm, một số doanh nghiệp vì lợi nhuận bất chấp luật pháp, đầu độc cộng đồng; đồng thời tiếp tục đặt ra dấu hỏi lớn về trách nhiệm của cơ quan chức năng và chính quyền địa phương khi để tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm, nước uống, gây nhức nhối suốt thời gian qua. Đã bao nhiêu người không may sử dụng thứ đồ uống có nguy cơ gây hại cho sức khỏe này? Còn bao nhiêu cơ sở sản xuất nước đóng chai quảng cáo là “tinh khiết” nhưng thực chất lại “siêu bẩn” chưa bị phát hiện, xử lí? Phải làm gì để giải quyết tận gốc vấn nạn này?
Đang phát
Live