Bộ Tài chính đề nghị giao thống nhất quản lý xăng dầu vể Bộ Công Thương- Thành phố Hà Nội sẽ thực hiện bốc thăm ngẫu nhiên đối với cán bộ kê khai tài sản tại 24 đơn vị, nhằm làm rõ tính chính xác, trung thực của việc kê khai- Các địa phương chuẩn bị tích cực cho Lễ giao nhận quân năm 2023 tiễn thanh niên lên đường nhập ngũ- Ngày thơ Việt Nam diễn ra sôi nổi ở nhiều nơi sau 3 năm gián đoạn không tổ chức tập trung vì Covid-19- Trung Quốc công bố các biện pháp mới hỗ trợ sử dụng đồng Nhân dân tệ trong các hoạt động ngoại thương- Thái Lan lắp đặt các máy lọc không khí để giảm bụi mịn pm 2.5 ở thủ đô Bangkok
Từ ngày 19/3 tới đây, Thông tư số 04 do Bộ Tài Chính ban hành hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội sẽ chính thức có hiệu lực. Mục đích của thông tư 04 là nhằm góp phần minh bạch tiền công đức tại các cơ sở tôn giáo nhưng Nhà nước không quản lý mà do người đại diện cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo tự quyết và tự chịu trách nhiệm. PGS.TS Phạm Ngọc Trung, giảng viên cao cấp, Nguyên Trưởng khoa Văn hóa học, Học viện Báo chí Tuyên truyền cùng bàn luận nội dung này.
Theo đánh giá của UBTV Quốc hội, trong năm 2022, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) thực hiện tốt vai trò kiểm toán việc quản lý, sử dụng ngân sách, tài chính công, tài sản công, đưa ra những đánh giá, chỉ rõ những bất cập, hạn chế, thiếu sót trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công; đưa ra những kiến nghị xử lý tài chính, chỉ rõ những bất cập, những lỗ hổng về cơ chế, chính sách. Trên cơ sở đó, các cơ quan có thẩm quyền xem xét, hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực công. Bên cạnh kiểm toán thường xuyên, năm 2022, KTNN thực hiện thành công kiểm toán Chuyên đề Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 và các chính sách hỗ trợ. Đây là vấn đề được đại biểu QH và cử tri rất quan tâm. Qua kiểm toán, KTNN đã đánh giá kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, những vấn đề cần rút kinh nghiệm trong quản lý, điều hành, sử dụng các nguồn lực cho phòng, chống dịch. Đặc biệt, năm 2022, lần đầu tiên KTNN có báo cáo Quốc hội ý kiến về chủ trương đầu tư đối với 5 dự án quan trọng quốc gia. Các ý kiến của KTNN được Quốc hội, các đại biểu Quốc hội ghi nhận, đánh giá cao. Năm 2023, trong bối cảnh đất nước đang tập trung cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, với nhiều chương trình, nhiệm vụ cấp bách đặt ra…, nhiệm vụ kiểm toán việc quản lý, sử dụng ngân sách, tài chính công, tài sản công, phòng chống tham nhũng càng cấp thiết. Câu chuyện Thời sự hôm nay, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước, Hà Thị Mỹ Dũng, sẽ trao đổi về chủ đề “Nâng cao hiệu quả, hiệu lực kiểm toán Nhà nước, góp phần thúc đẩy sự phục hồi và phát triển kinh tế xã hội”.
Sau Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của người dân được dự báo tiếp tục tăng, đây cũng là thời điểm các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán, sản xuất hàng cấm, hàng giả diễn biến phức tạp. Để bình ổn thị trường và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, lực lượng Quản lý thị trường cả nước tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường hàng hoá, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.
Sau phản ánh "Khó quản lý biệt phủ, homestay trên đất nông nghiệp" của VOV, UBND Thành phố Pleiku, Gia Lai đang rà soát, thực hiện các biện pháp chấn chỉnh tình trạng vi phạm trật tự xây dựng và làm rõ trách nhiệm quản lý của người đứng đầu các địa phương. Phóng viên VOV phỏng vấn ông Đỗ Việt Hưng - Chủ tịch UBND Thành phố Pleiku về nội dung này.
Năm 2023, thay vì kiểm tra, kiểm soát thường xuyên, lực lượng Quản lý thị trường cả nước sẽ chủ động giám sát, ưu tiên phòng ngừa, đặt mục tiêu trở thành lực lượng phản ứng nhanh, hoạt động hiệu quả 24/7. Trong đó, xác định cấp Đội là hạt nhân trong việc xây dựng lực lượng quản lý thị trường chính quy, chuyên nghiệp, hiện đại. Đây là nội dung trọng tâm mà lực lượng quản lý thị trường nêu ra tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 diễn ra chiều qua, tại Hà Nội.
Quản lý thị trường Hà Giang thu giữ hàng trăm gói Mứt tết gian lận thời hạn sản xuất.- Thái Bình: khởi tố vụ án, khởi tố bị can sản xuất, kinh doanh lượng lớn quần áo giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng.- Hà Nội: ngăn chặn kịp thời vụ vận chuyển gần 2 tấn nội tạng không đảm bảo an toàn thực phẩm đi tiêu thụ.
Lực lượng QLTT tăng cường kiểm tra, phát hiện và bắt giữ lượng lớn hàng hoá vi phạm- Cận Tết: ngăn chặn nhiều vụ vận chuyển, sản xuất, kinh doanh thực không đảm bảo an toàn thực phẩm, gây hại sức khỏe con người và môi trường- Tiền Giang: Kiểm tra, phát hiện 8/15 mẫu phân bón là hàng giả, không đảm bảo chất lượng
Cảnh giác trước quan điểm: Đổi mới kinh tế đi kèm với phải thay đổi chế độ chính trị.- Quản lý, công khai Quỹ vắc-xin phòng Covid 19.- Đạo luật chi tiêu quốc phòng Mỹ và thông điệp gửi Nga - Trung Quốc.- 10 sự kiện, vấn đề trong nước trong nước nổi bật 2021 do Đài Tiếng nói Việt Nam bình chọn.- Niềm vui của trẻ em Tây Ban Nha khi đến trường bằng xe đạp.
- Tuyên truyền pháp luật về quản lý bảo vệ rừng trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi - Các hình thức xử lý đối với hành vi khai thác lâm sản trái phép. - Đã uống rượu bia thì không lái xe-Từ quy định đến thực thi trong thực tế
Đang phát
Live