
Việt Nam là quốc gia biển với tiềm năng, giá trị từ biển đem lại vô cùng to lớn. Biển đã mang lại nguồn sống, sinh kế cho hàng triệu ngư dân đánh bắt trực tiếp và lao động nghề biển gián tiếp. Tuy nhiên, từ trước đến nay, ngư dân nước ta khai thác giá trị từ biển chủ yếu từ đánh bắt mà ít chú trọng đến nuôi trồng và bảo tồn nên nguồn lợi thuỷ sản đang dần cạn kiệt. Biển đảo cũng đang đứng trước những nguy cơ do tác động của biển đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường…Vì thế phát triển kinh tế biển xanh đang là xu hướng của nhiều nước trên thế giới, trong đó có nước ta. Điều này cũng đã được khẳng định trong Nghị quyết số 36 Hội nghị Trung ương 8 khóa XII “Về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”: “không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế biển” và nhấn mạnh phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển. Mời quý vị và các bạn cùng tìm hiểu về câu chuyện phát triển kinh tế biển xanh từ Nghị quyết 36 của Đảng qua phỏng vấn của PV Đài Tiếng nói Việt Nam với ông Lê Minh Hoan, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Việt Nam là quốc gia biển, với đường bờ biển dài hơn 3.260 km và hơn 3.000 hòn đảo bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Kinh tế biển chính là động lực, là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế. Biển cho những mẻ cá đầy khoang, những bãi tắm cát trắng trải dài với làn nước biển trong xanh, những nguồn năng lượng dồi dào, và là con đường hàng hải kết nối Việt Nam với thế giới… Giữ biển xanh để phát triển kinh tế biển bền vững là điều cấp thiết. Bởi đời sống kinh tế, văn hóa của người dân gắn liền với biển. Biển được coi là không gian sinh tồn, phát triển và an ninh của dân tộc.
Đồng bằng sông Cửu Long - vùng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Không chỉ nổi tiếng là vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước, ĐBSCL còn là trung tâm sản xuất thủy sản với 65% sản lượng và 60% giá trị xuất khẩu của cả nước. Với 28 địa phương giáp biển thì ĐBSCL có đến 7/13 tỉnh thành có ranh giới giáp biển, gồm Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang. Đường bờ biển kéo dài từ Đông sang Tây có chiều dài trên 735 km, hơn 150 hòn đảo lớn nhỏ tạo ra thềm lục địa cho đánh bắt thủy sản gấp 2 lần đất liền. Nhờ đó, Đồng bằng sông Cửu Long đóng vai quan trọng về chiến lược phát triển kinh tế biển quốc gia. Hiện nay, hàng triệu ngư dân ĐBSCL đang sống nhờ vào nuôi trồng và khai thác biển, nhưng biển và ngư dân cũng đang đối diện với nhiều nguy cơ rủi ro từ biến đổi khí hậu, suy giảm hệ sinh thái, biến động của bất ổn kinh tế toàn cầu...đe doạ đến an ninh lương thực, an ninh nguồn nước và sinh kế của chính họ. Phát triển kinh tế biển xanh chính là chìa khóa để ĐBSCL giữ biển mạnh giàu. Chuyên mục Mạnh giàu từ biển quê hương hôm nay với phóng sự “Kinh tế biển bền vững, bước đi từ tư duy kinh tế biển xanh” do nhóm PV Đài TNVN thực hiện.
Hải quân nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt trong bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc. Để thực hiện nhiệm vụ cao cả này, lực lượng hải quân ngày càng được rèn luyện tinh nhuệ và trang bị các thiết bị vũ khí hiện đại, ngang tầm thế giới. Trong đó, lực lượng tàu ngầm đã được thành lập hơn 12 năm qua, với lớp tàu Kilo 636 hiện đại, hoạt động bí mật cao, có khả năng tác chiến hiệp đồng và độc lập tác chiến, đủ sức răn đe và mối đe dọa lớn đối với các tàu ngầm, tàu mặt nước của đối phương trong tác chiến. Các cán bộ chiến sĩ trong lực lượng tàu ngầm được rèn luyện cả bản lĩnh chính trị và chuyên môn kỹ thuật cao để làm chủ những con tàu hiện đại chinh phục lòng biển, sẵn sàng tham gia các phương án tác chiến cao nhất; kịp thời đáp ứng nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vững chắc biển đảo trong tình hình mới. Trong chuyên mục “Mạnh giàu từ biển quê hương” hôm nay, phóng sự về nội dung này với nhan đề: “Ước mơ chinh phục lòng biển”.
Biển đảo là không gian sinh tồn, gắn bó với người dân Việt Nam như máu thịt, hình thành tập quán sinh hoạt và văn hoá biển đa dạng ở nhiều vùng miền trên cả nước. Bao đời nay, những ngư dân can trường bám biển, vừa để mưu sinh, phát triển kinh tế vừa góp phần giữ vững mảnh đất thiêng liêng, một phần máu thịt của Tổ quốc ngoài khơi xa. Những con tàu đánh cá của ngư dân ngày ngày giong buồm ra biển, mang về khoang nặng cá đầy, mang về những sản vật quý báu mà biển cả ban tặng. Trong tiết mục Mạnh giàu từ biển quê hương hôm nay, nhóm PV Đài Tiếng nói Việt Nam thực hiện phóng sự “Giong buồm ra biển” .
Từ buổi bình minh của dân tộc cho đến nay, người Việt luôn gắn bó máu thịt với biển, để cho đến hôm nay biết bao thế hệ nối tiếp nhau như một lẽ tự nhiên gắn cuộc đời với biển, chinh phục biển, mưu sinh từ biển. Bờ biển Việt Nam mở ra cả 3 hướng Đông, Nam và Tây Nam nên rất thuận lợi cho việc giao lưu thương mại quốc tế và hội nhập kinh tế biển. Kinh tế biển nắm giữ tiềm năng vô cùng lớn trong hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và thúc đẩy đổi mới. Chiến lược biển Việt Nam là quyết tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm đưa nước ta trở thành quốc gia biển để Việt Nam “MẠNH VỀ BIỂN –GIÀU TỪ BIỂN”. Nhìn lại kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trên các vùng biển, đảo từ đầu nhiệm kỳ đến nay; và 5 năm thực hiện Nghị quyết 36/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 12 về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Năm đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045”.
Trong kháng chiến người dân xã Long Đức, Thành phố Trà Vinh -tỉnh Trà Vinh chiến đấu kiên cường, với kỳ tích xây dựng và bảo vệ Đền thờ Bác Hồ - Công trình trái tim của Đảng bộ và nhân dân Trà Vinh. Còn trong thời bình, họ lại gương mẫu trong phát kinh tế gia đình, xây dựng quê hương. Trong đó, cựu chiến binh Lê Văn Gắng và Lưu Bá Hùng là tấm gương điển hình.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Liên Xô có vai trò đặc biệt. Tại đây, Người đã được tiếp cận, nghiên cứu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lê nin, đường lối của Quốc tế Cộng sản, kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Mười vào phong trào cách mạng Việt Nam, đem lại độc lập, tự do cho dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là người đặt nền móng cho mối quan hệ hữu nghị giữa hai đất nước Việt Nam-Liên Xô, nay là Liên bang Nga. Cho đến hiện nay, nhiều nơi tại Nga còn in đậm dấu ấn của Người qua các kỷ vật được lưu giữ trong bảo tàng, khắc ghi bằng Tượng đài, những tấm biển đánh dấu nơi Người từng làm việc, từng đặt chân đến…Nhân kỷ niệm 100 năm ngày Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh đến Petrograd, nay là St.Petersburg, mời quý vị và các bạn cùng cảm nhận tình cảm đặc biệt của người dân trên quê hương V.I.Lenin dành cho Bác, qua phóng sự của Anh Tú, PV Đài TNVN thường trú tại LB Nga.
Sáng nay (26/6), Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Long An tổ chức lễ phát động Cuộc vận động “Cử tri hiến kế xây dựng quê hương Long An".
Trong hai ngày 10 và 11/06, tại Trung tâm Văn hoá Việt Nam tại Pháp, từ sáng kiến của Ban liên lạc người Việt tại châu Âu vì biển đảo Việt Nam, một cuộc hội thảo quốc tế lớn cùng triển lãm ảnh về biển đảo Việt Nam đã được tổ chức, truyền đi thông điệp về nỗ lực bảo vệ, giữ gìn chủ quyền biển đảo của Việt Nam đến bạn bè châu Âu.
Đang phát
Live