VOV1 - Tác phẩm điện ảnh “Cu li không bao giờ khóc” của đạo diễn Phạm Ngọc Lân đã xuất sắc giành giải Phim hay nhất tại Liên hoan phim châu Á lần thứ 22 (Asian Film Festival – AFF22), diễn ra tại thủ đô Rome, Italy từ ngày 8 - 16/4.
VOV1 - Sau nhiều tuần đồn đoán, Giám đốc Liên hoan phim Thierry Frémaux và Chủ tịch Liên hoan phim Iris Knobloch đã công bố danh sách chính thức các phim tham gia Liên hoan phim Cannes 2025, diễn ra từ ngày 13 đến 24/5.
VOV1 - Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ đã đồng chủ trì với Hiệp hội Điện ảnh Mỹ (MPA) và Hiệp hội Xúc tiến Phát triển Điện ảnh Việt Nam (VFDA) tổ chức sự kiện chiếu phim mở màn Những ngày phim Việt Nam tại Mỹ.
VOV1 - Đạo diễn trẻ Phạm Vĩnh Khương được nhiều người biết đến với biệt danh “ông trùm” làm phim bằng điện thoại. Sau thành công từ các dự án phim đồ họa, kỹ xảo 3D từ điện thoại, anh lại tiếp tục kiên trì tìm tòi, sáng tạo và thực hiện thành công phim chiếu rạp bằng Trí tuệ Nhân tạo.
VOV1 - Điện ảnh là một phương diện mạnh mẽ để truyền cảm hứng và lan tỏa giá trị văn hóa. Tại Trung Quốc, bộ phim hoạt hình bom tấn “Na Tra 2” không chỉ gây tiếng vang lớn trên màn ảnh thời gian gần đây mà còn tạo ra một cú huých bất ngờ cho ngành du lịch.
Một bảo tàng trưng bày các phương tiện truyền thông cũ có từ những năm đầu của thế kỷ 20 lần đầu tiên được trưng bày tại Tokyo, Nhật Bản. Không chỉ được ngắm nhìn, khách tham quan còn được chạm vào và sử dụng các tiện ích của các thiết bị tồn tại trong quá khứ vốn từng là một phần trong cuộc sống thường ngày của mọi người.
Từ nay đến ngày 28/12, khán giả thủ đô sẽ được thưởng thức 11 bộ phim đặc sắc của nền điện ảnh Nhật Bản được giới thiệu tại Liên hoan phim Nhật Bản năm 2024 tại Việt Nam. Đây là một trong những sự kiện văn hóa lớn do Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản tổ chức hàng năm, với mục tiêu đưa điện ảnh Nhật Bản đến gần hơn với khán giả trên toàn thế giới.
Trầm cảm ở học sinh ngày càng có diễn biến phức tạp: Cần lắm sự sẻ chia- Album solo đầu tay mang tên "Rosie" - Sự thăng hoa cảm xúc và âm nhạc của Rose (thành viên Blackpink)- “Chuyện Cây Thông Non” và món quà đặc biệt cho các em nhỏ nhân mùa Giáng sinh- Rạp phim đặc biệt ở Anh - nơi chỉ trình chiếu các thước phim nhựa xưa cũ
Luật Điện ảnh sửa đổi năm 2022 với nhiều quy định cởi mở đã tạo hành lang thông thoáng phát triển thị trường điện ảnh như quy định mở rộng đề tài, thể loại phim và thực hiện việc đặt hàng sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước (không qua đấu thầu), tạo thuận lợi cho việc sáng tạo tác phẩm điện ảnh, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước. Thế nhưng, dù nút thắt về cơ chế đã được cởi nhưng hiện nay, chúng ta thấy có rất ít phim về đề tài lịch sử gây được hiệu ứng, mang lại doanh thu cao. Điểm nghẽn khi làm phim đề tài lịch sử và chuyển thể từ tác phẩm văn học là gì?
Thủ đô Hà Nội đang sống trong không khí ngày hội điện ảnh với Liên hoan phim quốc tế lần thứ 7. Bắt đầu từ hôm qua và kéo dài trong 5 ngày, liên hoan quy tụ 117 bộ phim xuất sắc từ 51 quốc gia và vùng lãnh thổ, hứa hẹn đem đến công chúng yêu nghệ thuật bữa tiệc điện ảnh đặc sắc. Trong khuôn khổ sự kiện còn diễn ra các hội thảo, “chợ dự án làm phim” góp phần phát triển tài năng trẻ, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành điện ảnh nước nhà. Liên hoan phim quốc tế Hà Nội cũng là cơ hội để giới thiệu Việt Nam như một điểm đến hấp dẫn cho các đoàn làm phim quốc tế với những bối cảnh quay độc đáo, đặc sắc; góp phần thúc đẩy phát triển bền vững ngành công nghiệp văn hóa và giúp điện ảnh Việt khẳng định vị thế trên bản đồ thế giới và ghi dấu ấn trong hội nhập quốc tế. Để có thêm góc nhìn về tiêu điểm văn hóa đang thu hút sự chú ý của dư luận này, Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh Lý Phương Dung – Trưởng Tiểu Ban báo chí tuyên truyền của Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ 7 và nhà báo Văn Bảy – Phó đại diện báo Thể thao và Văn hoá tại TPHCM, chuyên theo dõi mảng điện ảnh cùng bàn luận câu chuyện này.
Đang phát
Live