Xanh-thông minh- nhân văn là xu thế phát triển kinh tế tương lai.- Tài khoản chứng khoán mở mới lập kỷ lục cùng những thông tin hoạt động một số doanh nghiệp niêm yết
Cần phát triển thị trường văn hóa, nghệ thuật như thế nào để đưa văn hoá nghệ thuật Việt ra thế giới- “Thung lũng Mặt Trăng” ở San Juan, Argentina Di sản Thiên nhiên Thế giới- Phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thông qua các hoạt động thường ngày của học sinh
Hôm nay 24/11, Ban Bí thư Trung ương Đảng chủ trì tổ chức Hội nghị Văn hoá toàn quốc bằng hình thức trực tuyến đến 63 điểm cầu trong cả nước, nhân dịp tròn 75 năm ngày diễn ra Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất được triệu tập ngày 24/11/1946. 75 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta kế thừa, phát triển và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, không ngừng sáng tạo những giá trị văn hoá mới thấm đẫm tinh thần yêu nước, lý tưởng xã hội chủ nghĩa và tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, đưa đất nước vững bước trong xu thế phát triển của nhân loại tiến bộ. Đó chính là sức mạnh hiện thực của văn hóa Việt Nam. Hội nghị văn hóa toàn quốc nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ 13 của Đảng, với mục tiêu: Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Hội nghị cũng có một ý nghĩa quan trọng, mở ra bước ngoặt trong vấn đề chấn hưng và phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững với khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Vậy, phát huy giá trị văn hóa, xây dựng con người mới, hệ văn hoá mới của Việt Nam như thế nào trong giai đoạn hiện nay? GS Phong Lê, nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và PGS -TS Nguyễn Toàn Thắng- Nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa và phát triển, Học viện Chính trị quốc gia cùng bàn luận về câu chuyện này.
Ngày mai (24/11), Hội nghị Văn hóa toàn quốc sẽ diễn ra tại Hà Nội". Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng: hội nghị lần này diễn ra vào dịp kỷ niệm 75 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị văn hóa lần thứ nhất, vì vậy hội nghị được kỳ vọng sẽ khơi dậy khát vọng của toàn dân tộc, mở ra bước ngoặt mới trong vấn đề phát triển sức mạnh nội sinh của Việt Nam. Vậy làm thế nào để khơi dậy khát vọng dân tộc, đưa đất nước bước vào thời kỳ phát triển mới? Khách mời là TS Nguyễn Viết Chức, Phó chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Văn hóa - Xã hội (Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) sẽ tham gia bàn luận về chủ đề này.
Văn hóa - khơi dậy khát vọng phát triển cho quốc gia, dân tộc.- Quản lý thị trường liên tiếp phát hiện, bắt giữ số lượng lớn hàng hoá tiêu dùng dán nhãn 'hàng hiệu' không giấy tờ.- Căng thẳng gia tăng, Ba Lan tính đóng cửa biên giới với Belarus.- Ngân hàng dồn dập tăng vốn cuối năm.
Ngày mai, 24/11, Hội nghị Văn hóa toàn quốc sẽ được khai mạc tại Hà Nội, nhân kỷ niệm 75 năm Hội nghị văn hóa toàn quốc( 24/11/1946- 24/11/2021). Sự kiện được kỳ vọng sẽ là dịp để đánh giá kết quả triển khai đường lối, chủ trương của Đảng về công tác văn hóa, văn nghệ thời gian qua. Từ đó, xây dựng được chiến lược phát triển văn hóa trong thời kỳ mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ 13 của Đảng, coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.
Trao tặng thưởng của Ban Bí thư cho tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2020.- Truyền thông Nhật Bản đánh giá cao chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Phạm Minh Chính, khẳng định, Việt Nam là đối tác có chung lợi ích chiến lược với Nhật Bản.- Nga tuyên bố không có căng thẳng ở biên giới nước này và Ucraina.- Kỳ vọng chiến lược phát triển toàn diện nền văn hóa trong thời kỳ mới.
Thưa quý vị và các bạn! Nghị Quyết số 36 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 có nội dung nhấn mạnh phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển; bảo đảm hài hòa giữa các hệ sinh thái kinh tế và tự nhiên, giữa bảo tồn và phát triển, giữa lợi ích của địa phương có biển và địa phương không có biển, phát huy tiềm năng, lợi thế của biển, tạo động lực phát triển kinh tế đất nước cần được nhanh chóng thực hiện. Chính vì vậy cần bảo vệ tài nguyên biển cho phát triển kinh tế biển xanh là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn mới. Đây cũng là nội dung được chúng tôi bàn luận trong Diễn đàn Chủ nhật hôm nay với Chủ đề: “Giải pháp nào cho phát triển kinh tế biển xanh, bền vững”. Khách mời: - PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, chuyên gia về biển, Đại biểu Quốc hội khóa XV - TS Nguyễn Minh Phong, Chuyên gia kinh tế.
Từ nhiều ngày nay, cả nước sôi nổi các hoạt động kỷ niệm ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam( 18/11)và Ngày hội đại đoàn kết. Đây là dịp để các cấp, ngành, chính quyền đoàn thể, bằng nhiều cách làm sáng tạo của mình, nhân lên giá trị nhân văn của tinh thần đoàn kết toàn dân, vun bồi sức mạnh nội sinh, đưa đất nước vượt qua khó khăn thử thách, tiếp tục gặt hái những thành tích mới trên con đường phát triển, phồn vinh.
- Phỏng vấn: Ông Nguyễn Văn Tốn - Phó Vụ trưởng - Vụ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Ban Kinh tế Trung ương về Kết quả của Nghị quyết 26 về Phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn - Nông nghiệp vượt bão, đạt mục tiêu tăng trưởng - Tái đàn cần gắn với phòng chống dịch tả lợn Châu Phi - Đầu tư tiền tỷ trồng lan công nghệ cao.
Đang phát
Live