“Xây dựng Đồng bằng sông Hồng là vùng động lực phát triển hàng đầu, có vai trò dẫn dắt”- Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo tại Hội nghị triển khai Chương trình hành động của CP về phương hướng phát triển KT-XH, bảo đảm QP-AN vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Xúc tiến đầu tư Vùng. -Thủ tướng Chính phủ ra công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)-Ngay sau khi đến Thổ Nhĩ Kỳ, đoàn cứu nạn, cứu hộ của BCA Việt Nam phối hợp lực lượng cứu hộ quốc tế, cứu được nạn nhân đầu tiên- Đội Công binh số 1 Việt Nam trao tặng nhiều công trình nhân đạo cho người dân khu vực Abyei Nam Sudan-Nhân ngày Phát thanh thế giới 13/2: “Phát thanh Việt Nam đồng hành cùng khát vọng hòa bình của dân tộc” -Nga đề nghị NATO họp khẩn về vụ nổ đường ống Dòng chảy phương Bắc tháng 9 năm ngoái.-Dự báo Ấn Độ sắp vượt Trung Quốc trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới trong năm nay
Gặp gỡ chàng trai 9X-ca sĩ Đào Ngọc Sang- đầy nhiệt huyết và cháy hết mình với âm nhạc.-Muôn màu cuộc sống:“Phát phát triển các phòng khám bệnh từ xa cho người dân” -Nhìn lại một tuần qua, những tin tức nào đáng chú ý trong đời sống xã hội?
Tại buổi họp báo chiều nay 9/2, Bộ Kế hoạch đầu tư thông báo Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Xúc tiến đầu tư Vùng sẽ diễn ra tại tỉnh Quảng Ninh vào ngày 12/2/2023 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính. PV Xuân Lan thông tin:
- Liên kết vùng “là phát triển mối quan hệ giữa không gian kinh tế với không gian tự nhiên, sinh thái, xã hội và không gian chính sách, thể chế để tạo ra lợi thế cạnh tranh động cho vùng, quốc gia, là cơ sở phát triển kinh tế - xã hội bền vững. - Những năm qua, chủ trương liên kết vùng của Đảng và Nhà nước đã từng bước được hiện thực hóa, tạo bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội cho các địa phương. Tuy nhiên, vẫn còn không ít những bất cập về quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách... đòi hỏi phải sớm có các giải pháp khắc phục. Chương trình Dòng chảy kinh tế hôm nay (8/2) sẽ dành toàn bộ thời lượng để phân tích, làm rõ nội dung này.
Các nhà khoa học tại Đại học Tel Aviv đang phát triển một loại robot mới có khả năng “đánh hơi nhạy bén” nhất, được trang bị cảm biến sinh học sử dụng râu của châu chấu với kỳ vọng có thể giúp chẩn đoán bệnh sớm hơn và cải thiện hệ thống kiểm tra an ninh.
Sáng nay 01/02, Bộ Kế hoạch đầu tư tổ chức buổi họp báo thông báo về Hội nghị triển khai Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Xúc tiến đầu tư Vùng tổ chức tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, dự kiến vào ngày 05/02/2023, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Tham dự còn có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà và lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, các hiệp hội doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước. PV Xuân Lan thông tin:
TP.HCM cần nỗ lực cao, vượt lên trên kế hoạch đề ra bằng các giải pháp hữu hiệu. Đó là chỉ đạo của Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ TP.HCM Nguyễn Văn Nên tại Hội nghị Tổng kết công tác chăm lo Tết Quý Mão và tình hình kinh tế - xã hội tháng 1, nhiệm vụ, giải pháp tháng 2 năm 2023 của TP.HCM diễn ra hôm nay (1/2).
Chính sách phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2009. Sau nhiều lần điều chỉnh cơ chế, chính sách, nhà ở xã hội đã giúp nhiều người dân có thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp... được cải thiện chỗ ở. Phát huy sự ưu việt của chính sách, hiện nay Chính phủ đã giao Bộ Xây dựng lập Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030." Đây sẽ là căn cứ để các bộ, ngành, địa phương xác định mục tiêu phát triển nhà ở xã hội từng năm, từng giai đoạn; từ đó, quan tâm, dành đủ nguồn lực nhằm thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp trong giai đoạn tới; góp phần thúc đẩy, khơi thông thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững./.
2022 là một năm thành công với kinh tế Việt Nam khi GDP đạt tốc độ tăng trưởng 8,02%, trong bối cảnh kinh tế quốc tế biến động khôn lường. Trong đó, các hoạt động xuất nhập khẩu đạt kết quả ấn tượng; thu hút FDI không chỉ ở những con số, mà đáng khích lệ hơn khi đó là dự cảm, dự định của các nhà đâu tư quốc tế - họ tin tưởng vào thị trường Việt Nam, mong muốn được hợp tác với các doanh nhân-doanh nghiệp Việt Nam. Đó không chỉ là kết quả về mặt kinh tế, mà những nỗ lực trong hoạt động kinh tế đang bồi đắp – gia tăng sức hút thương hiệu Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu. Nhưng thẳng thắn nhìn lại, vẫn còn những bất cập, rào cản, nếu có thể tháo gỡ hoặc đánh giá đúng và có những biện pháp quản trị rủi ro, giảm thiểu thiệt hại, kinh tế nói riêng, sự phát triển của đất nước nói chung sẽ mạnh mẽ, bền vững hơn. Dòng chảy kinh tế hôm nay, xin mời quý vị nghe cuộc trao đổi của phóng viên Thu Trang với Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đức Khương, Chủ tịch Hội Khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu, tại Pháp – góp một góc nhìn về động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam và những điểm nghẽn cần tháo gỡ, để khát vọng Việt Nam thịnh vượng trở nên gần gũi hơn.
- Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10 tháng 02 năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đề ra mục tiêu: Đến năm 2030, vùng trung du và miền núi phía Bắc là vùng phát triển xanh, bền vững và toàn diện, trên cơ sở tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng liên kết nội vùng và với vùng đồng bằng sông Hồng, Thủ đô Hà Nội... - Ngày 01/8/2022 Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động để triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị. Trong các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm “hoàn thiện thể chế phát triển và liên kết vùng”, Lào Cai được xác định là một “cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế của vùng”, là “trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc”. - “Phát huy lợi thế “trục động lực” kết nối kinh tế khu vực và cả nước” là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật được Kênh Thời sự - VOV1, Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp với Đài phát thanh - truyền hình tỉnh Lào Cai thực hiện chào mừng năm mới Quý Mão 2023 - năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. - Khách mời của chương trình là ông Trịnh Xuân Trường - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai và Chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong - Nguyên Phó Vụ trưởng, Phó Trưởng ban tuyên truyền lý luận, Báo Nhân Dân.
Đang phát
Live