Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự khai mạc Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19.- Báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án tối ưu đầu tư Cảng hàng không Côn Đảo trước 7/10 này.- Cơ quan điều tra thu giữ hơn 300 trăm tỷ đồng, 2 triệu đô la, 500 lượng vàng và trên 1.000 sổ đỏ được cấp bất hợp pháp liên quan vụ án Tập đoàn Phúc Sơn.- Huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên di dời khẩn cấp 14 hộ dân do xuất hiện các vết sạt trượt lớn.- Liên minh Châu Âu nhất trí áp thuế bổ sung đối với xe ô tô điện nhập khẩu của Trung Quốc.- Malaysia triển khai luật mới nhằm giảm tỷ lệ người hút thuốc lá.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Diễn đàn Doanh nghiệp Pháp ngữ về đổi mới, sáng tạo 2024.- Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp, doanh nhân thực hiện 5 tiên phong để phát triển cùng đất nước.- Việt Nam chính thức triển khai tiêm phòng vắc xin zona thần kinh tại Việt Nam.- Bộ Công an tiếp tục ra quyết định truy nã bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn (Chủ tịch công ty Công ty cổ phần Tiến Bộ quốc tế AIC).- Tân Thủ tướng Nhật Bản có bài phát biểu chính sách đầu tiên trước Quốc hội trong đó nhấn mạnh mục tiêu bảo vệ nền kinh tế và người dân đến cùng.- Chính phủ Pakistan buộc phải phong tỏa thủ đô nhằm ngăn các cuộc biểu tình lan rộng.
Nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hoà Pháp, sáng ngày 04/10 ( theo giờ địa phương) tại Paris, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã dự và phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Pháp ngữ về đổi mới, sáng tạo - FrancoTech 2024.
Ngày 30/3/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 407 phê duyệt Đề án "Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027". Đề án đặt ra mục tiêu từ năm 2023, những chính sách có tác động lớn đến xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của Đề án được cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật tổ chức truyền thông từ khi lấy ý kiến đối với đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đến khi thông qua, ban hành văn bản quy phạm pháp luật .
Thời gian qua, nhiều mô hình, cách làm hay trong công tác PBGDPL tiếp tục được các sở, ban, ngành, địa phương triển khai thực hiện và nhân rộng, đặc biệt là sự phổ biến của mô hình tuyên truyền pháp luật thông qua mạng xã hội đã kịp thời truyền tải các quy định pháp luật mới đến với người dân.
Việt Nam tham gia phê chuẩn và thực hiện Công ước khung về kiểm soát thuốc lá đã gần 20 năm. Trước sự xuất hiện ngày càng nhiều của các loại thuốc lá mới, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân, nhất là giới trẻ, Bộ Y tế đã đề xuất Chính phủ ban hành Nghị quyết về cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) khẳng định luôn đặt sức khỏe nhân dân và lợi ích chung của cộng đồng lên hàng đầu trong xây dựng chính sách. Sáng ngày 3/10, tại Vĩnh Phúc, Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) tổ chức Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tăng cường năng lực thực hiện Công ước khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC) và Điều 5.3 của Công ước, tại Việt Nam.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương xây dựng hành lang pháp lý để phát triển các loại hình khu công nghiệp, khu kinh tế mới- Tình hình mưa lũ vẫn diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương. Tài xế bị lũ cuốn trôi mất tích khi lái xe qua đập tràn ở Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng- Tỉnh Tuyên Quang cảnh báo 36 xã có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất- Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối cách hành xử thô bạo của lực lượng thực thi pháp luật Trung Quốc với ngư dân tỉnh Quảng Ngãi khi đang hoạt động tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của nước ta- Thái Lan tổng kiểm tra hơn 13 nghìn xe buýt công cộng sử dụng khí nén tự nhiên, sau vụ tai nạn thảm khốc hôm qua, khiến 23 học sinh và giáo viên thiệt mạng- Trung Quốc đệ đơn khiếu nại Canada lên Tổ chức Thương mại thế giới
Nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước, nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân, các bộ ngành, địa phương đã và đang triển khai nhiều hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, tiếp cận thông tin pháp luật cho ngươi dân, doanh nghiệp
Cắt giảm, đơn giản hóa tối đa quy định, thủ tục hành chính, thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID...Đây là những thông tin được đưa ra tại Hội nghị sơ kết 01 năm thực hiện Chỉ thị số 23 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp do Bộ tư pháp tổ chức sáng nay. Trước khi khi có Chỉ thị 23, qua rà soát, có 154 thủ tục hành chính của các Bộ, ngành quản lý yêu cầu người dân phải xuất trình hoặc nộp phiếu lý lịch tư pháp. Hiện nay, các cơ quan, tổ chức chủ động yêu cầu cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp Phiếu lý lịch tư pháp thay vì yêu cầu người dân nộp như trước kia. Đây là bước cải cách có tính chất "đột phá" về thủ tục hành chính trong lĩnh vực này. Từ 01/8/2023-30/6 năm nay, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia tiếp nhận và cấp 486 phiếu lý lịch tư pháp, trong đó tỷ lệ đúng hạn chiếm 99.8%. Tại địa phương, Sở Tư pháp đã tiếp nhận hơn 1 triệu hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp, tỷ lệ trả đúng và sớm hạn chiếm 96.5%. Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp đã phân quyền cho các Sở Tư pháp chủ động khai thác, tra cứu Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia mà không cần Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia phê duyệt từng hồ sơ như trước. Ngoài ra, Bộ tư pháp triển khai thí điểm cấp Phiếu LLTP trên ứng dụng VNeID. Hiện nay, đã có 28 tỉnh, thành phố thử nghiệm thành công, sẵn sàng cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VneID. Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp đã kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay trong công tác này là vẫn còn tồn đọng thông tin, chưa được cập nhật vào cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp, việc tích hợp, liên thông dữ liệu của hệ thống thông tin một cửa điện tử và phần mềm quản lý lý lịch tư pháp tại một số địa phương chưa thông suốt, hiệu quả. Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc cho rằng để đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong thời gian tới, yếu tố quan trọng là: “Chúng ta thống nhất nhận thức chung muốn đổi mới công tác lý lịch tư pháp, chỉ thị 23 chính là công cụ vô cùng quan trọng. Bài học kinh nghiệm phối hợp liên ngành trong công tác tư pháp. 18, 20 thông tin lý lịch tư pháp đến từ rất nhiều các cơ quan pháp luật và tư pháp khác nhau, phải có sự phối hợp để làm sao mà tập hợp được đầy đủ, cập nhật đúng, đủ, sạch, sống. Tất cả các bộ, ngành đều phải thực hiện hết trách nhiệm của mình”
- Mô hình cách làm hay trong công tác tuyên tuyền phổ biến giáo dục pháp luật - Trục lợi BHXH BHYT - Thực trạng - Ngăn chặn hành vi trục lợi, lạm dụng quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế
Đang phát
Live