Bên cạnh nguy cơ tái bùng phát dịch Covid-19 thì mùa hè cũng là thời điểm các địa phương phải đối mặt với nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác, trong đó có viêm não Nhật Bản- một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus, là nguyên nhân hàng đầu gây viêm não và tàn tật thần kinh. Đây là bệnh nguy cơ tử vong cao, thường xuyên lưu hành ở nước ta. Vậy làm thế nào để phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản? Giáo sư, Tiến sĩ, Thầy thuốc nhân dân Huỳnh Thị Phương Liên, nguyên trưởng khoa Virus, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, chuyên gia cao cấp của Công ty Vaccine và Sinh phẩm số 1 (Bộ Y tế) cung cấp những kiến thức để phòng tránh căn bệnh đặc biệt nguy hiểm này.
Sự kiện quốc tế nổi bật nhất trong tuần có thể nói là chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide. Đây được kỳ vọng sẽ đánh dấu một bước tiến mới trong quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật sau thời gian lạnh nhạt dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Làm sao để hạ nhiệt tuyển sinh đầu cấp và nạn “chạy trường”.- Ngôi sao điện ảnh “Fast & Furious” để ngỏ khả năng tranh cử Tổng thống Mỹ.- Giới trẻ ngày nay quan tâm tới tình yêu hơn tình thân?- Cafe Mơ phố - "trạm xá" mini giữa lòng Hà Nội.
Chính phủ Nhật Bản đang tích cực chuẩn bị cho Lễ khai mạc Olympic Tokyo dự kiến tổ chức vào cuối tháng 7 tới. Nhưng trước tình hình dịch Covid-19, đặc biệt dạng biến thể mới từ Anh và Nam Phi đang có xu hướng lây nhiễm nhanh tại Nhật Bản khiến cho việc tổ chức Thế vận hội này có nhiều ý kiến khác nhau. Thậm chí có ý kiến cho rằng việc hủy bỏ tổ chức cũng là một lựa chọn.
Ngày 13/4, Chính phủ Nhật Bản quyết định cho phép xả nước thải có chứa phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 ra biển. Trước sự việc trên cộng đồng quốc tế đã có nhiều luồng phản ứng khác nhau.
Anh Koshiro Minamoto vốn đã rất hy vọng sẽ được chào đón các vị khách nước ngoài đến lớp học của mình ở thủ đô Tokyo trong thời gian diễn ra Thế vận hội Mùa hè sắp tới. Thế nhưng, mong muốn quảng bá, giới thiệu với bạn bè quốc tế về nghệ thuật múa võ của các Samurai truyền thống có lẽ sẽ không thể thực hiện. Bởi mới đây, Ban tổ chức sự kiện đã quyết định, Thế vận hội sẽ được tổ chức mà không có khán giả nước ngoài để ngăn ngừa dịch bệnh Covid-19.
Nhiều trang tin, hãng truyền hình lớn tại Nhật Bản đã đưa tin rộng rãi về kết quả bầu chọn nhân sự lãnh đạo cấp cao của Việt Nam vừa qua và kỳ vọng bộ máy mới sẽ duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế và làm sâu sắc hơn quan hệ với Nhật Bản.
Hôm nay, Nhật Bản đã chính thức quyết định kéo dài thêm 2 năm lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên trước khi kết thúc thời hạn vào ngày 13 tới.
Sau khi chấm dứt tình trạng khẩn cấp, số ca nhiễm mới Covid-19 tại Nhật Bản đang có dấu hiệu tăng trở lại cùng với sự xuất hiện các ca nhiễm biến chủng mới. Tình hình dịch bệnh khiến Chính phủ nước này phải nỗ lực tìm kiếm các giải pháp hạn chế lây nhiễm.
- Thưa quý vị! Việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản đặc sản của Việt Nam gắn với chỉ dẫn địa lý (nhất là bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài) đã và đang trở thành một định hướng quan trọng nhằm gia tăng giá trị cho sản phẩm, khẳng định thương hiệu cho các sản phẩm đặc sản của Việt Nam. - Vừa mới đây thôi, lần đầu tiên quả vải thiều Lục Ngạn (của tỉnh Bắc Giang) đã chính thức được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản. Đây được coi là giấy thông hành có ý nghĩa quan trọng cho sản phẩm vải thiều Lục Ngạn vào thị trường Nhật Bản- một trong những thị trường khó tính nhất hiện nay. Và sự kiện này cũng mở ra nhiều cơ hội mới cho việc xuất khẩu, tiêu thụ vải thiều Việt Nam ở nhiều thị trường khó tính khác. “Bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại nước ngoài- khẳng định thương hiệu nông sản Việt Nam” cũng là nội dung được chúng tôi chuyển tới quý vị và các bạn trong chương trình Kết nối công nghệ tuần này.
Đang phát
Live