Hôm nay, Nhật Bản đã chính thức quyết định kéo dài thêm 2 năm lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên trước khi kết thúc thời hạn vào ngày 13 tới.
Sau khi chấm dứt tình trạng khẩn cấp, số ca nhiễm mới Covid-19 tại Nhật Bản đang có dấu hiệu tăng trở lại cùng với sự xuất hiện các ca nhiễm biến chủng mới. Tình hình dịch bệnh khiến Chính phủ nước này phải nỗ lực tìm kiếm các giải pháp hạn chế lây nhiễm.
- Thưa quý vị! Việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản đặc sản của Việt Nam gắn với chỉ dẫn địa lý (nhất là bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài) đã và đang trở thành một định hướng quan trọng nhằm gia tăng giá trị cho sản phẩm, khẳng định thương hiệu cho các sản phẩm đặc sản của Việt Nam. - Vừa mới đây thôi, lần đầu tiên quả vải thiều Lục Ngạn (của tỉnh Bắc Giang) đã chính thức được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản. Đây được coi là giấy thông hành có ý nghĩa quan trọng cho sản phẩm vải thiều Lục Ngạn vào thị trường Nhật Bản- một trong những thị trường khó tính nhất hiện nay. Và sự kiện này cũng mở ra nhiều cơ hội mới cho việc xuất khẩu, tiêu thụ vải thiều Việt Nam ở nhiều thị trường khó tính khác. “Bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại nước ngoài- khẳng định thương hiệu nông sản Việt Nam” cũng là nội dung được chúng tôi chuyển tới quý vị và các bạn trong chương trình Kết nối công nghệ tuần này.
- Ngày 1/4, nước ta bắt đầu đảm trách chức Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trong tháng 4. Đây là lần thứ hai nước ta được giữ trọng trách này.- Lần đầu tiên vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) chính thức được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản, mở ra cơ hội mới cho việc xuất khẩu, tiêu thụ nông sản Việt Nam ở nhiều thị trường khó tính khác.- Bộ Y tế yêu cầu xử lý nghiêm sự việc bệnh nhân cầm đầu đường dây ma tuý trong bệnh viện tâm thần Trung ương 1 ở huyện Thường Tín, Hà Nội.- Thượng viện Nga thông qua dự luật cho phép Tổng thống Putin tái tranh cử thêm 2 nhiệm kì nữa.- Nghi can trong vụ nổ súng tại trụ sở Cảnh sát quốc gia ở thủ đô Jakarta của Indonesia bị tiêm nhiễm tư tưởng cực đoan của tổ chức khủng bố IS.- Bài bình luận “Xây dựng pháp luật: Luôn rất cần sự liêm chính”.
12h46'' trưa nay (theo giờ Việt Nam) của đúng 10 năm trước, một trận động đất có độ lớn 9,0 – mạnh nhất trong lịch sử thế giới, gây ra sóng thần và sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima, khiến gần 20.000 người thiệt mạng và mất tích. Một thập kỷ đã trôi qua, từ những đống hoang tàn, đổ nát, nhiều nơi hứng chịu thảm họa kép tại quốc gia "mặt trời mọc" này vẫn đang hồi sinh mãnh liệt từng ngày, với niềm tin và hy vọng “không bao giờ tắt” của người dân nơi đây. Tổng hợp của Biên tập viên Đình Nam:
Ông Hưng, người làm dân vận khéo
Cách đây 10 năm, trận động đất mạnh 9 độ rích-te kéo theo những cơn sóng thần kinh hoàng đã bất ngờ ập vào vùng Đông Bắc Nhật Bản. Không chỉ khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng và mất tích, thảm họa kép động đất - sóng thần còn gây ra một trong những sự cố hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại. Một thập kỷ đã trôi qua, những ký ức ám ảnh vẫn còn đó như một phần cuộc sống và lịch sử của người dân Nhật Bản. Và công cuộc “tìm lại nguồn sống” vẫn còn rất nhiều khó khăn và thách thức!
Vào lúc 14h26’ ngày 11/3/2011, một trận động đất mạnh 9 độ rích-te đã xảy ra ở ngoài khơi phía Đông Bắc Nhật Bản kéo theo cơn sóng thần khiến hơn 20 nghìn người thiệt mạng và mất tích. Ở tỉnh Fukushima, cơn sóng thần mang sức mạnh hủy diệt cũng đồng thời gây ra thảm họa hạt nhân tại nhà máy điện Fukushima Daichi. 10 năm sau thảm họa, tỉnh Fukushima tiếp tục hồi sinh mạnh mẽ và người dân nơi đây luôn thể hiện tinh thần lạc quan, tin tưởng cho những ngày tươi đẹp cho tương lai.
Triển lãm quốc tế chuyên ngành về thực phẩm và đồ uống lớn nhất Nhật Bản Foodex, Japan 2021 bắt đầu diễn ra từ ngày hôm nay (09/3) đến ngày 12/3 tại Trung tâm triển lãm quốc tế Makuhari Messe, tỉnh Chi-ba, Nhật Bản. Sự kiện năm nay thu hút khoảng 80 nghìn khách tham quan, với khoảng 3.500 đơn vị trưng bày đến từ hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Chính phủ Nhật Bản hôm qua (5/3) quyết định kéo dài tình trạng khẩn cấp tại thủ đô Tokyo và 3 tỉnh lân cận đến ngày 21 tháng 3, lâu hơn hai tuần so với dự kiến ban đầu. Tuy nhiên, quyết định trên có thể giúp tình hình dịch bệnh tại Nhật Bản cải thiện một cách triệt để được hay không?
Đang phát
Live