Trong khi Hà Nội còn hàng chục nghìn căn nhà tái định cư bỏ hoang, trong khi gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng dành cho nhà ở xã hội mới chỉ giải ngân được 83 tỷ đồng thì rất nhiều người phải bỏ mạng do hỏa hoạn tại những khu chung cư, khu trọ không đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy. Bất cập nào giữa nhu cầu về chỗ ở của người lao động tại Hà Nội và tốc độ phát triển các dự án nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp? Giải pháp nào để nhà ở xã hội có thể phát huy được vai trò của mình? Chương trình hôm nay đề cập nội dung này.
- Áp dụng công nghệ thi công theo tiêu chí xanh với DA nhà ở xã hội- PV ông Hồ Văn Hà, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai về các tiêu chí lựa chọn DN tham gia dự án nhà ở xã hội- Bài 1 loạt bài: “Quản lý nhu cầu điện, điều chỉnh phụ tải điện – Giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn điện đang cần cơ chế”.
“Rà soát, cắt giảm tối đa trình tự, thủ tục thực hiện dự án nhà ở xã hội; đơn giản hoá tiêu chí xác định đối tượng cũng như điều kiện, thủ tục thuê, mua nhà ở xã hội”. Đây là nhấn mạnh của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp trực tiếp, kết hợp trực tuyến toàn quốc về dự thảo Nghị định quản lý và phát triển nhà ở xã hội diễn ra vào sáng nay tại Trụ sở Chính phủ.
Nhu cầu thuê nhà ở xã hội của công nhân lớn, cần tăng nguồn cung nhưng doanh nghiệp không mặn mà làm loại hình này. Đây là ý kiến của các đại biểu tại tọa đàm "Nhà ở xã hội: Thêm giải pháp cho thuê" do Báo Tuổi Trẻ tổ chức chiều nay (18/5).
Loạt bài: Để gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng hỗ trợ phát triển nhà ở phát huy hiệu quả. Bài 2: Gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng – những nút thắt cần tháo gỡ- Phỏng vấn ông Bùi Quang Anh Vũ, TGĐ Công ty CP BĐS Phát Đạt về chính sách tín dụng cho thị trường BĐS- Luồng lạch cảng Mỹ Á bồi lấp, tàu thuyền ra vào khó khăn- thực trạng tại tỉnh Quảng Ngãi.
Tại chương trình “Cảm ơn người lao động”do Liên đoàn Lao động TP.HCM tổ chức chiều 11/5, nhiều công nhân cho biết rất khó khăn khi tiếp cận chương trình nhà ở xã hội.
Chiều nay 10,5, tại Hà Nội, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức Tọa đàm “Quy định mới về nhà ở xã hội – Từ chính sách đến thực thi”. Tại buổi Tọa đàm, các đại biểu đã phân tích những điểm mới của Luật Nhà ở (sửa đổi) có tác động đến công tác phát triển nhà ở xã hội. Những quy định định mới này nếu được thực thi từ 1/7/2024, tức là sớm hơn 6 tháng so với các bộ luật mới được Quốc hội thông qua, sẽ góp phần quan trọng để thực hiện mục tiêu mà Chính phủ đề ra là đến 2030, cả nước sẽ xây dựng được 1 triệu căn nhà ở xã hội. Phản ánh của phóng viên Thành Trung:
- Đẩy nhanh tiến độ giải ngân gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng cho vay phát triển nhà ở xã hội - Phỏng vấn bà Phí Thị Hương Nga, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp và xây dựng – Tổng cục thống kê về những điểm mới trong cuộc điều tra doanh nghiệp năm 2024 - Lạng Sơn chủ động phân luồng giao thông, tránh ùn tắc hàng hóa mùa cao điểm xuất khẩu nông sản.
Xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp và công nhân ở các khu công nghiệp không đơn thuần chỉ giải quyết một vấn đề xã hội lớn, tạo cơ hội cho người thu nhập thấp có nhà ở, mà còn là cơ hội để tăng sức hấp dẫn về môi trường đầu tư, bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế và xã hội. Thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội, tạo ra hành lang pháp lý tương đối đầy đủ hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia và phát triển nhà ở xã hội. Vậy nhưng, thực tế quá trình triển khai vẫn còn gặp nhiều thách thức.
Các địa phương huy động nhiều nguồn lực để xây dựng nhà ở xã hội - Nhiều khó khăn phát sinh trong quá trình thi công tuyến đường dây 500kV mạch 3 cấp điện miền Bắc - Vĩnh Phúc phấn đầu hoàn thành chỉ tiêu thu hút vốn FDI ngay trong Quý I/2024
Đang phát
Live