Hôm nay, nước Nga bước vào ngày bầu cử chính thức mang tính quyết định, để tìm ra người đứng đầu Điện kremlin cho nhiệm kỳ 6 năm tới. Đây là cuộc bầu cử tổng thống đầu tiên ở Nga kể từ sau khi nổ ra cuộc xung đột Nga-Ukraine vào năm 2022. Vì vậy, sự kiện này thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận không chỉ trong nước Nga, mà cả cộng đồng quốc tế.
Hôm nay (15/3) hàng triệu cử tri Nga bắt đầu đi bỏ phiếu bầu Tổng thống. Cuộc bầu cử sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ hôm nay đến Chủ nhật. Lần đầu tiên kể từ năm 2008, sẽ chỉ có 4 ứng cử viên tham gia tranh cử. Trong đó, Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin tranh cử với tư cách ứng viên độc lập. Các cuộc thăm dò dư luận được tiến hành gần đây cho thấy ông Putin vẫn là chính trị gia nhận được sự ủng hộ lớn nhất từ cử tri Nga. Cuộc bầu cử Tổng thống lần này sẽ là cuộc tranh cử thứ 5 trong sự nghiệp chính trị của ông Putin. Sự kiện này được xem mang ý nghĩa quyết định đến định hướng phát triển của nước Nga trong 6 năm tới, thậm chí là xa hơn. Để có những thông tin và nhận định ban đầu về cuộc bầu cử quan trọng này, BTV Thanh Huyền trao đổi với PV Thu Hà – thường trú Đài TNVN tại Liên bang Nga.
Cuộc bầu cử Tổng thống Nga chính thức bắt đầu từ hôm nay (15/3) và kéo dài trong 3 ngày, đang được quốc tế đặc biệt quan tâm. Hôm nay, đương kim Tổng thống Nga Vladimia Putin đã kêu gọi cử tri trên khắp đất nước, bao gồm cả các vùng lãnh thổ mới xác nhập, đi bỏ phiếu để xác định rõ ràng tương lai của nước Nga.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vừa có chuyến thăm tới Thổ Nhĩ Kỳ nhằm bàn về tình hình xung đột Nga- Ucraina, cũng như các nỗ lực nhằm khôi phục hành lang an toàn trên Biển Đen cho việc xuất khẩu ngũ cốc. Trong bối cảnh cuộc xung đột Nga- Ucraina đã bước sang năm thứ 3, Thổ Nhĩ Kỳ đang tích cực thể hiện vai trò trung gian trong việc tìm giải pháp cho cuộc xung đột Nga- Ucraina thông qua đàm phán. Liệu Thổ Nhĩ Kỳ có phát huy được vai trò của mình để tìm ra công thức hòa bình mà các bên đều chấp nhận được?
Những ngày qua, vụ rò rỉ băng ghi âm của giới chức quân sự Đức đang là tâm điểm dư luận tại châu Âu. Trong lúc tính xác thực của đoạn băng đang được điều tra làm rõ thì các bên đang liên tục cáo buộc, chỉ trích lẫn nhau. Thực hư câu chuyện này ra sao? Liệu sự cố này sẽ tác động ra sao trong bối cảnh các cuộc tranh luận về việc viện trợ cho Ukraine đang nóng lên ở châu Âu với nhiều quan điểm khác biệt. Góc nhìn của PV Thu Hà - Thường trú tại Nga và PV Anh Tuấn tại Pháp theo dõi khu vực Tây Âu.
Tranh cãi nổ ra giữa Nga và Đức liên quan tới vụ lộ đoạn ghi âm nội dung mật. Bộ Ngoại giao Nga hôm qua đã triệu Đại sứ Đức sau khi báo chí Nga đăng đoạn ghi âm từ cuộc họp của các tướng lĩnh quân đội Đức nói về Ucraina. Đây là lần thứ hai trong tuần qua, Nga công bố những gì họ xem là bằng chứng cho thấy phương Tây có ý định tấn công trực tiếp vào Nga.
Trưa hôm qua theo giờ Nga, Tổng thống nước này Vla-đi-mia Pu-tin đã đọc Thông điệp Liên bang trước Quốc hội. Như thường lệ, đây luôn là bài phát biểu được chờ đợi nhất trong năm của ông Pu-tin, nhất là khi năm nay, Tổng thống tNga đích thân soạn thảo nội dung bài phát biểu sau khi tham vấn trực tiếp với Bộ trưởng, Phó Thủ tướng và nhiều quan chức khác trong chính phủ. Trong bài phát biểu năm nay, ông Putin đã đề ra những nhiệm vụ lớn cho nước Nga trong vòng 6 năm tới. Trong đó, nội dung được dư luận quan tâm nhất vẫn là những chính sách cả về kinh tế, chính trị, quân sự của Nga trong bối cảnh cuộc xung đột với Ucraina đã bước sang năm thứ 3 và Nga tiếp tục hứng chịu chính sách cô lập của phương Tây với nhiều gói trừng phạt mới.
Ngày 24/2 đánh dấu cột mốc tròn 2 năm diễn ra cuộc xung đột Nga-Ukraine. Đến nay, chưa có dấu hiệu nào cho thấy chiến sự hạ nhiệt hay các bên sẵn sàng thỏa hiệp tiến tới một giải pháp hoà bình. Ngược lại, cả Kiev và Moscow đều duy trì thái độ cứng rắn khiến tình thế giằng co, xung đột vẫn rơi vào bế tắc. Bình luận của Thiếu tướng - GS.TS. Nguyễn Hồng Quân - Nguyên Phó viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng nhân 2 năm cuộc xung đột được đánh giá nghiêm trọng nhất trên lãnh thổ châu Âu trong nhiều năm qua.
Cuối tuần này, Liên minh châu Âu và Vương Quốc Anh đã công bố gói biện pháp hạn chế thứ 13 nhắm vào các thực thể và cá nhân có liên quan tới Nga, đánh dấu sau 2 năm cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine diễn ra.
Giới chức Nga hôm qua lên tiếng cáo buộc Ukraine đang tiến hành nhiều cuộc tấn công nhằm vào dân thường hơn, trong bối cảnh quân đội nước này gặp nhiều khó khăn tại tiền tuyến trước quân đội Nga. Tổng thống Ukraine thừa nhận sự khó khăn, trong khi nhà lãnh đạo Mỹ cảnh báo Quốc hội nước này đang phạm sai lầm lớn khi trì hoãn viện trợ cho Kiev.
Đang phát
Live