VOV1 - Hiện nay bệnh sởi đã ghi nhận nhiều trường hợp là người trưởng thành, có diễn biến nặng và đã ghi nhận trường hợp tử vong.
Những ngày qua, cộng đồng xã hội lo lắng cho, bức xúc khi chứng kiến câu chuyện thương tâm xảy ra với nam sinh lớp 8 tại phường Việt Hưng, quận Long Biên (Hà Nội). Chỉ từ một mâu thuẫn nhỏ giữa nam sinh lớp 8 này và một cậu bé học lớp 6 trên sân bóng rổ mà cậu bé lớp 8 đã bị đánh đến chấn thương sọ não. Theo thông tin từ phía gia đình nam sinh lớp 8, cậu bé đã bị chết não và hoàn toàn không có cơ hội sống. Chắc chắn những kẻ đánh người sẽ phải chịu hình phạt trước pháp luật song bài học nhãn tiền từ những mâu thuẫn nhỏ gây nên hậu quả lớn và sự vô cảm của nhiều người trước sự việc này là điều cần phải được nhắc đến. Đây cũng là nội dung sẽ được bàn luận trong “Dòng chảy sự kiện” hôm nay cùng khách mời là TS Vũ Việt Anh – Tổng giám đốc Học viện Thành Công và luật sư Nguyễn Anh Thơm - Trưởng VPLS Nguyễn Anh, người tham gia tố tụng, hỗ trợ pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại.
Ngày 15-5-1941, tại thôn Nà Mạ (xã Trường Hà, huyện HàQuảng, Cao Bằng), Hội Nhi đồng Cứu quốc (nay là Ðội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh) được thành lập như một thành viên của Mặt trận Việt Minh với năm đội viên đầu tiên. 80 năm ghi dấu một chặng đường phát triển, trưởng thành của tổ chức Ðội với lớp lớp các thế hệ đội viên đã trở thành những nhà lãnh đạo, công dân ưu tú của xã hội với nhiều đóng góp, cống hiến quý báu cho đất nước. Trong những cống hiến ấy, phải kể đến phong trào đội ca “Tiếng hát át tiếng bom”. Âm nhạc thiếu nhi, một món ăn tinh thần không thể thiếu của tuổi thơ, qua nhiều năm tháng đã theo sát những bước trưởng thành của thiếu nhi. Ca khúc thiếu nhi có tác dụng giáo dục sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm, đạo đức, mở rộng kiến thức cho thiếu niên nhi đồng. Nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Nhạc sỹ Thụy Kha và em Hà My- học lớp 7B trường THCS Trưng Nhị, đã tham gia đội Sơn ca của Đài Tiếng nói Việt Nam được 5 năm cùng chia sẻ về nội dung này.
Những ngày gần đây, liên tiếp xảy ra nhiều vụ đuối nước làm hàng chục học sinh thiệt mạng. Theo thống kê, mỗi năm, đuối nước cướp đi sinh mạng của hơn 2.000 trẻ, trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em. Con số này đã khiến Việt Nam trở thành nước có tỉ lệ trẻ em đuối nước cao nhất khu vực Đông Nam Á và cao gấp 10 lần so với các nước phát triển. Vì sao liên tục được cảnh báo nhưng tình trạng đuối nước vẫn diễn ra ở trẻ nhỏ, thậm chí với mức độ ngày càng tăng? Người lớn đang ở đâu trước những nguy cơ, rủi ro đuối nước ở trẻ mà những nguy cơ đó được dự báo trước?
Đang phát
Live