Sau gần 15 năm thực hiện Cuộc vận động "Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt", từ việc vận động dùng hàng Việt, giờ đây người tiêu dùng đã chủ động tiếp cận, chủ động sử dụng hàng Việt khi mua sắm hàng hóa, từ sự thân quen, gần gũi đã trở thành niềm tin, không ít người tiêu dùng đã chọn hàng Việt Nam là số một trong giỏ hàng hóa mua sắm của gia đình. Tuy nhiên, kinh tế nước ta có độ mở lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng, nhiều thách thức mới, hàng hóa nước ngoài nhập khẩu nhiều hơn, trong khi đó, quy mô của các doanh nghiệp nước ta nhỏ, sức cạnh tranh chưa cao... Chương trình Dòng chảy kinh tế có chủ đề “Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Lan toả niềm tự hào Việt Nam” với sự tham gia bàn luận của PGS.TS Phan Chí Anh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.
Vào ngày kỉ niệm hay dịp lễ lớn của đất nước, người dân thường lựa chọn tới thăm quan các “địa chỉ đỏ” như một cách để tưởng nhớ, tri ân chiến công và sự hi sinh của các thế hệ đi trước. Thời gian vừa qua, các bảo tàng, triển lãm, khu di tích lịch sử đang dần hot trở lại, thu hút một lượng khách du lịch đông đảo, đặc biệt là các bạn trẻ trong độ tuổi học sinh, sinh viên. Điều đó cho thấy, cùng với sự bùng nổ của mạng xã hội, các bảo tàng, khu di tích lịch sử đã “tiến gần” hơn tới giới trẻ. Tuy nhiên, ngoài những bạn đến tham quan, tìm hiểu lịch sử, có không ít bạn trẻ vẫn coi việc tham quan các bảo tàng, triển lãm, khu di tích lịch sử là “trào lưu, hot trend”, khi nhiều người đến đây với một tâm thế để check-in, sống ảo nhằm có ảnh đẹp mang về. Tiến sĩ Xã hội học Thân Trung Dũng - Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển, đồng thời là Giám đốc Trung tâm Đào tạo và phát triển Tri thức cùng bàn luận câu chuyện này.
Hơn 18 tỷ USD là tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đầu tư vào nước ta trong 8 tháng qua. Đáng chú ý là nếu như 6 tháng đầu năm tổng số vốn FDI chỉ thu hút được hơn 13 tỷ 400 triệu đô la Mỹ, giảm so với cùng kỳ năm ngoái, thì tháng 7 và tháng 8 tăng tốc với tổng số vốn đầu tư tăng thêm tới gần 5 tỷ đô, giúp 8 tháng qua nguồn vốn này tăng hơn 8% so với cùng kỳ. Điều gì đã tạo ra “cơn gió ngược” FDI ấn tượng trong 2 tháng qua và đâu là những cơ hội để thu hút dòng vốn chất lượng cao đang dịch chuyển trên toàn cầu?
Vào ngày kỉ niệm hay dịp lễ lớn của đất nước, người dân thường lựa chọn tới tham quan các “địa chỉ đỏ” như một cách để tưởng nhớ, tri ân chiến công và sự hi sinh của các thế hệ đi trước. Thời gian vừa qua, các bảo tàng, triển lãm, khu di tích lịch sử đang dần hot trở lại, thu hút một lượng khách du lịch đông đảo, đặc biệt là các bạn trẻ trong độ tuổi học sinh, sinh viên. Điều đó cho thấy, cùng với sự bùng nổ của mạng xã hội, các bảo tàng, khu di tích lịch sử đã “tiến gần” hơn tới giới trẻ. Tuy nhiên, ngoài những bạn đến tham quan, tìm hiểu lịch sử, có không ít bạn trẻ vẫn coi việc tham quan các bảo tàng, triển lãm, khu di tích lịch sử là “trào lưu, hot trend”, khi nhiều người đến đây với một tâm thế để check-in, sống ảo nhằm có ảnh đẹp mang về. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là TS Xã hội học Thân Trung Dũng - Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển, đồng thời là Giám đốc Trung tâm Đào tạo và phát triển Tri thức.
Phát huy giá trị di tích, bồi dưỡng lòng yêu nước của giới trẻ.- Singer Soon - ca khúc tri ân người hâm mộ của nữ ca sỹ Gomez
Với hơn 80 tác phẩm hội hoạ đặc sắc trong không gian thưởng lãm mới lạ, triển lãm “Đất nước tôi” do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức nhân dịp kỷ niệm 78 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước trong dịp nghỉ lễ 2/9.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 78 năm Quốc khánh 2/9.- Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công các gói thầu xây dựng sân bay Long Thành và sân bay Tân Sơn Nhất.- Nhiều doanh nghiệp không trụ được trong nhóm 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, chủ yếu ở các lĩnh vực thương mại, bất động sản và dệt may.- Các thành phố lớn triển khai nhiều biện pháp đảm bảo giao thông, giảm áp lực ở các cửa ngõ ra vào trước kỳ nghỉ lễ Quốc khánh.- Cộng đồng quốc tế tiếp tục lên án mạnh mẽ cuộc đảo chính tại Ga-bông.- Bộ Quốc phòng Nhật Bản đề xuất ngân sách kỷ lục lên tới 53 tỷ Đô-la Mỹ cho năm tài khóa 2024.
Chiều nay (30/8), Kiểm toán nhà nước và Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Thành ủy Đà Nẵng đã tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện Quy chế phối hợp công tác giai đoạn 2013-2023 và ký Quy chế phối hợp giai đoạn tiếp theo. Những năm qua, kết quả đạt được của công tác phối hợp giữa Kiểm toán nhà nước với Thường trực HĐND, UBND TP. Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác của Kiểm toán nhà nước và các địa phương.
Trong khuôn khổ Hội nghị người đứng đầu Kiểm toán nhà nước Campuchia - Lào - Việt Nam lần thứ 10 được tổ chức từ ngày 27-31/8 tại Đà Nẵng, sáng nay, Kiểm toán nhà nước Việt Nam tổ chức Hội nghị “Theo dõi thực hiện kiến nghị kiểm toán”. Tại Hội nghị, đại diện cơ quan Kiểm toán nhà nước Campuchia - Lào - Việt Nam cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận các giải pháp thực hiện nhằm góp phần làm tăng cường hiệu quả của công tác theo dõi thực hiện kiến nghị kiểm toán.
Quá trình triển khai các Chương trình phi lợi nhuận đưa người lao động tại các địa phương đi làm việc ở nước ngoài của Trung tâm lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) đã tạo được phong trào, thu hút sự quan tâm, tham gia của đông đảo người lao động. Tuy nhiên, người lao động tại các tỉnh, thành phố phía Nam tham gia chương trình chỉ chiếm 10% trong tổng số lao động đi của cả nước, chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài. Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo “Thúc đẩy đưa người lao động các địa phương phía Nam đi làm việc ở nước ngoài thông qua Chương trình phi lợi nhuận” diễn ra sáng nay tại thành phố Cần Thơ. Sự kiện do Trung tâm Lao động ngoài nước tổ chức, với sự tham dự của đại diện Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Trung tâm dịch vụ việc làm nhiều tỉnh, thành phố phía Nam.
Đang phát
Live