VOV1 - Việt Nam có thể đạt 12 người nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo trên một vạn dân vào năm 2030.
Nâng cao năng suất lao động là nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp bách, vừa mang tính chiến lược, dài hạn của cả hệ thống chính trị - là con đường ngắn nhất đưa nước ta bắt kịp các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định như vậy tại Diễn đàn “Nâng cao năng suất lao động Quốc gia năm 2024” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức mới đây.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cạnh tranh gay gắt, cải thiện và thúc đẩy tăng năng suất lao động là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của từng doanh nghiệp; là vấn đề sống còn đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, vì tăng năng suất lao động đồng nghĩa với phát triển nhanh, bền vững, thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình và rút ngắn khoảng cách với các quốc gia trong khu vực. Tham dự Diễn đàn "Nâng cao năng suất lao động Quốc gia năm 2024" do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức, nhấn mạnh tầm quan trọng của nâng cao năng suất lao động, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tập trung thực hiện "3 đẩy mạnh, 3 tiên phong, 3 bứt phá" để góp phần thúc đẩy tăng năng suất lao động, tạo môi trường sinh thái tốt nhất cho người lao động phát huy tính sáng tạo, đổi mới, yêu nước, yêu nghề.
Tại Diễn đàn “Nâng cao năng suất lao động Quốc gia năm 2024” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức mới đây, các chuyên gia lao động việc làm, người lao động và doanh nghiệp đã cùng bàn về các giải pháp nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, rèn luyện tác phong công nghiệp, nâng cao ý thức, kỷ luật lao động và đề xuất tăng lương tối thiểu hợp lý để có năng suất lao động cao hơn.
Hôm nay khai mạc kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá 15. Ngay trong phiên khai mạc, Quốc hội nghe báo cáo của Chính phủ đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024. Một trong những vấn đề được quan tâm là chỉ tiêu về tốc độ tăng năng suất lao động, vốn 3 năm liền không đạt mục tiêu Quốc hội giao. Theo Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân năm 2024 được điều chỉnh là 4,8-5,3%, thay vì 5-6% của năm 2023. Năng suất lao động, yếu tố quyết định nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế, đưa nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững. Vậy cần những giải pháp gì để đạt được mục tiêu đề ra?
Được coi là chìa khóa tăng trưởng nhưng dường như năng suất lao động của Việt Nam vẫn đang là lực cản của phát triển. Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 cho thấy, nhiều khả năng chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất lao động xã hội không đạt năm thứ 3 liên tiếp. Vì sao vậy? Trách nhiệm của các bên, đặc biệt là của cơ quan quản lý ra sao và cần động lực mới nào để tăng năng suất lao động? Nội dung này sẽ được chúng tôi bàn luận trong Câu chuyện Thời sự hôm nay. Vị khách mời là bà Hồ Thị Kim Ngân, Phó Trưởng Ban Quan hệ Lao động, Tổng Liên đoàn Lao động VN.
- Phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Đức Lộc, Viện trưởng Viện nghiên cứu đời sống xã hội về những giải pháp nâng cao năng suất lao động - Thanh Thuỷ, Phú Thọ: Nhiều giải pháp giảm nghèo hiệu quả nhờ tín dụng chính sách
“Bằng mọi cách không để thiếu than cho sản xuất điện” là yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Công Thương tại cuộc họp với các tập đoàn năng lượng triển khai Công điện (397) của Thủ tướng Chính phủ về “chủ động triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn” ngày 13/5 vừa qua. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất than, coi đây là chiến lược phát triển bền vững để tăng năng suất, sản lượng khai thác và nhất là tiết kiệm tài nguyên khoáng sản cho đất nước được Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) áp dụng tại các mỏ than hầm lò nhiều năm qua. Nhờ đó, đã không chỉ cải thiện điều kiện làm việc cho thợ lò, hạn chế tác động đến môi trường, tiết kiệm tài nguyên và tiết giảm nhân công phải làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại, còn giúp tăng năng suất lao động, gia tăng mức độ an toàn, hướng tới mục tiêu xây dựng thành công mô hình “Mỏ xanh, sạch, hiện đại, ít người” trong toàn Tập đoàn. Thực tế tại Phân xưởng Khai thác 8 – Công ty Than Mạo Khê:
Nâng cao năng suất lao động, tay nghề để công nhân chủ động nắm bắt cơ hội mới trong bối cảnh hiện nay.- Việt Nam có 5 người nhiễm biến thể kép virut sars Covi 2 từ Ấn Độ (trong đó 4 chuyên gia Ấn Độ và một nhân viên khách sạn ở Yên Bái). Đây là chủng có tốc độ lây nhiễm rất nhanh.- Trong khi mọi lực lượng đều đang dốc hết sức chống dịch thì một bộ phận người dân vẫn chủ quan, vô ý thức. Nhiều bãi biển khắp trong Nam, ngoài Bắc ken kín du khách như chưa hề có dịch.- Có đến 67% doanh nghiệp châu Âu kinh doanh đầu tư tại Việt Nam đánh giá triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam là xuất sắc.- Kết quả khảo sát mới nhất vừa được Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam công bố.- Một trạm thu phí bị xử phạt tiền vì không xả trạm khi ùn tắc giao thông kéo dài.- Israel xảy ra vụ giẫm đạp kinh hoàng trong một lễ hội tôn giáo khiến ít nhất 45 người thiệt mạng, 150 người khác bị thương.- Hôm nay Ấn Độ bắt đầu mở rộng chương trình tiêm phòng covid 19 trong bối cảnh mỗi ngày có tới 3.000 người nước này chết vì đại dịch.
Ở Việt Nam, năng suất lao động xã hội là một chỉ tiêu thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia (quy định trong Luật Thống kê), được tính bằng Tổng sản phẩm quốc nội GDP bình quân trên một lao động đang làm việc trong năm. Thực tế, năng suất lao động của nước ta thời gian qua tuy có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm và là quốc gia có tốc độ tăng năng suất lao động cao trong khu vực ASEAN, nhưng năng suất của nước ta hiện vẫn rất thấp so với nhiều nước trong khu vực. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, cải thiện và thúc đẩy tăng năng suất lao động là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; là vấn đề sống còn đối với các quốc gia đang phát triển như nước ta, vì tăng năng suất lao động đồng nghĩa với phát triển nhanh, bền vững, thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình và rút ngắn khoảng cách với các quốc gia trong khu vực.
Đang phát
Live