- Bài phát biểu của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban chấp hành Trung ương khóa 12 nhận được sự quan tâm đặc biệt của đội ngũ đảng viên và nhân dân cả nước.- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định, việc Trung Quốc tạm ngừng đánh cá đối với những khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông là không có giá trị.- Cơ quan chức năng đang làm rõ nguyên nhân vụ nổ tại số nhà 32 Cửa Nam, Hà Nội khiến 3 người bị thương.- Liên minh châu Âu và Anh bước vào vòng đàm phán thương mại thứ ba hậu Brexit.- Một số nước triển khai mô hình “bong bóng du lịch”. Trong ngắn hạn, đây có thể là mô hình để kích thích tăng trưởng du lịch trong khu vực.
Hạn hán, xâm nhập mặn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long năm nay được đánh giá có mức độ gay gắt và khốc liệt, thậm chí là vượt mốc lịch sử năm 2016, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất nông nghiệp- một trong những thế mạnh của vùng. Báo cáo của ngành nông nghiệp cho thấy, xâm nhập mặn ở ĐBSCL ước tính làm thiệt hại khoảng gần 39.000 ha diện tích sản xuất lúa, cùng nhiều diện tích cây trồng khác... Trước tình hình này, các chuyên gia nhấn mạnh, sản xuất nông nghiệp ở khu vực ĐBSCL phải tính đến bài toán thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt là trong khâu nghiên cứu, chọn tạo giống, cũng như chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tìm ra những giải pháp công nghệ và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật...
Hiện nay cả nước đã có gần 24.000 HTX, riêng khu vực nông nghiệp có 15.600 HTX, chiếm đến 65% tổng số HTX cả nước. Ngày 09/03/2020 Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 70-KL/TW đã đánh giá: Khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã, nhất là những năm gần đây có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, cơ bản khắc phục được tình trạng yếu kém kéo dài; đã xuất hiện thêm nhiều loại hình, mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã hoạt động hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo cho các thành viên, góp phần xây dựng nông thôn mới... Tuy nhiên, liên tiếp thời gian gần đây, thiên tai, dịch bệnh xảy ra như mưa đá các tỉnh phía bắc, hạn mặn ở ĐBSCL, dịch tả lợn châu Phi, dịch cúm gia cầm, đặc biệt đại dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát hiện nay đã tác động không nhỏ đến tình hình sản xuất kinh doanh của các HTX nông nghiệp, đe dọa đến khả năng về đích của Đề án phát triển 15.000 nông nghiệp hoạt động có hiệu quả vào năm 2020 nhằm thực hiện mục tiêu Nghị quyết 32-NQ/QH13 của Quốc hội và Quyết định số 461/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Làm thế nào để các HTX nông nghiệp vượt khó và vươn lên đứng vững, phát triển trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn hiện nay? Khách mời là TS Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT – Bộ Nông nghiệp và PTNT và Ông Lê Văn Việt, Tổng GĐ Liên hiệp HTX Thủy sản Xuyên Việt, H. Gia Lộc, T. Hải Dương cùng bàn về nội dung này với chủ đề: “Để HTX nông nghiệp vượt khó và phát triển trong bối cảnh đại dịch Covid-19”.
KHÔNG GỬI KỊCH BẢN
- Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn - Bài toán không dễ.- Hướng dẫn nâng cao công tác thú y khi đẩy mạnh tái đàn lợn.- Sản xuất nông nghiệp sạch giữa áp lực dịch bệnh.
- Hạn mặn và hướng đi cho sản xuất nông nghiệp Đồng bằng Sông Cửu Long.- Hướng dẫn một số cách phòng trị bệnh cho cây cam.- Xây dựng Nông thôn mới phát huy những cách làm sáng tạo.- Sản xuất cà phê ở Kon Tum phải thích ứng với Biến đổi khí hậu.
- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhất trí về chủ trương miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp trong 5 năm cho giai đoạn 2021-2025.- Lần đầu tiên công bố sách trắng Hợp tác xã ở nước ta, trong đó nhấn mạnh: Hợp tác xã là thành phần kinh tế quan trọng, dần trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân, với tổng nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh đạt hơn 220 nghìn tỉ đồng.- Nhiều nước châu Âu thận trọng dỡ bỏ phong tỏa do dịch Covid-19, nhằm làm giảm sức ép đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo nguy cơ dẫn tới một làn sóng lây nhiễm thứ 2.- Đại diện Bộ thống nhất Hàn Quốc có phát ngôn chính thức về tình hình sức khỏe của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
- Cách phòng trị bệnh thường gặp trên cá nuôi nước ngọt.- Sản xuất nông nghiệp, "tìm cơ trong nguy" thích ứng với tình hình dịch bệnh.- Ngư dân Quảng Ngãi kiên cường bám biển khẳng định chủ quyền trên ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa.
"Chính phủ nên cho xuất khẩu gạo trở lại bình thường và không hạn ngạch"-. Đó là kiến nghị của các doanh nghiệp tại buổi làm việc giữa Lãnh đạo Bộ Công thương với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra tại TP.HCM vào sáng 22/4. Tại đây, các doanh nghiệp đề nghị các bộ, ngành chức năng sớm tháo gỡ khó khăn liên quan đến thủ tục để 300 ngàn tấn gạo đang bị ách tắc tại các cảng có thể xuất khẩu trong những ngày tới. Phản ảnh của Lệ Hằng, phóng viên thường trú tại TPHCM:
- Đa dạng hóa sinh kế để sống chung với biến đổi khí hậu.- Làng chài Phú Yên đối phó với biến đổi khí hậu.
Đang phát
Live