Bằng nhiều giải pháp kết nối, xúc tiến thương mại, tỉnh Quảng Ninh đang hỗ trợ và tạo điều kiện tiêu thụ nông sản sản xuất trên địa bàn, đảm bảo đời sống cho bà con nông dân.
Với 7 vùng sinh thái có thổ nhưỡng và khí hậu khác nhau, Việt Nam có hàng nghìn sản phẩm nông sản đặc sản. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng, việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản đặc sản gắn với đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý, đã và đang trở thành một định hướng quan trọng, nhằm gia tăng giá trị cho sản phẩm, khẳng định thương hiệu cho các sản phẩm đặc sản của Việt Nam. Chưa dừng lại ở đó, việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại nước ngoài cho nông sản Việt còn mở ra cơ hội xuất khẩu vào những thị trường tiềm năng. Đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 ảnh hưởng tới việc tiêu thụ nông sản thì việc được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý tại nước ngoài như tấm giấy thông hành quan trọng để nông sản Việt ra thế giới. Tuy vậy, cũng có một thực tế là trong số hàng nghìn nông sản đặc sản, thì chỉ có một phần nhỏ trong đó được đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Vì sao lại như vậy? Giải pháp nào để thúc đẩy đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý, cũng như làm sao để khai thác và phát huy hiệu quả loại tài sản trí tuệ này, để từ đó nâng cao giá trị cho nông sản Việt? Những nội dung này sẽ được chúng tôi đi sâu phân tích và bàn luận trong chương trình ĐỐI THOẠI hôm nay, với sự tham gia của các khách mời. - Ông Trần Lê Hồng- Phó cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và công nghệ). - Ông Nguyễn Thanh Bình- Giám đốc Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Bắc Giang.
- Nông sản tăng trưởng mạnh trong dịch Covid 19 - Chung sức tiêu thụ nông sản
- Cần giải pháp bền vững cho chăn nuôi nông hộ. - Khánh Hòa tìm hướng tiêu thụ nông sản bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19. - Phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo chuỗi giá trị.
- Thúc đẩy tiêu thụ nông sản qua kênh bán hàng trực tuyến - Tham gia liên kết chuỗi: giảm nỗi lo ế thừa nông sản
- Mở rộng thị trường tiêu thụ cho vải thiều Bắc Giang - Để sản phẩm nông sản là niềm tự hào của người dân - Lời giải cho bài toán xây dựng chuỗi sản xuất bền vững - PV bà Đào Thanh Hảo, giám đốc HTX chè Hảo Đạt, xã Tân Cương, Tp Thái Nguyên về câu chuyện xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chè.
Lãi suất tiền gửi ngân hàng giảm, người dân tìm đến những kênh đầu tư mạo hiểm?- Nhiều thách thức trong hoạt động xuất nhập khẩu những tháng cuối năm.-Các sàn thương mại điện tử thúc đẩy tiêu thụ nông sản.
Hiện tại, đang vào mùa thu hoạch nhiều loại sản phẩm nông nghiệp trên cả nước. Dịch covid 19 khiến hàng vạn ha nông sản với sản lượng lớn bị ùn ứ, khó tiêu thụ, rất cần sự chung tay của mọi người dân, doanh nghiệp, chính quyền địa phương. Tuần qua thủ tướng đã chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc để tiêu thụ nông sản cho bà con. Các bộ NN&PTNT, Công thương, GTVT, y tế đã vào cuộc. Mọi cơ quan ban ngành, doanh nghiệp, người dân đã và đang cùng chung sức để giải quyết tình trạng này. Tuy nhiên, tiêu thụ như thế nào, để những sản phẩm này vẫn giữ nguyên giá trị, chất lượng sản phẩm, không chỉ thị trường trong nước mà cả trên thế giới. Mặt khác, bảo vệ hình ảnh nông sản, thay đổi tư duy sản xuất để xã hội chung vai sát cánh tiêu thụ nông sản bằng sự hợp tác, cung - cầu chứ không phải chỉ là ban phát qua “giải cứu”, vô tình gây tổn thương cho nền nông nghiệp, tổn thương cho người nông dân. Với mục tiêu lớn nhất, nhà quản lý mong muốn mọi người dân hiểu hết giá trị của nông sản, biết những vất vả của người nông dân khi tạo ra sản phẩm, từ đó có cái nhìn đúng hơn với các sản phẩm. Cùng bàn luận vấn đề này với khách mời là Ông Lê Minh Hoan, UV BCH TW Đảng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT.
Kết nối nông sản - vượt qua đại dịch.- Quản lý thị trường Hà Nội: Phát hiện và xử lý cơ sở đầu tiên kinh doanh bộ thử nhanh Covid-19 nhập lậu.- Ba thập kỷ đối thoại ASEAN-Trung Quốc và chiến lược cho tương lai.- Ủy ban chứng khoán Nhà nước cam kết sẽ hết nghẽn lệnh trong tháng 7.- 50 doanh nghiệp chốt danh sách cổ đông chi trả cổ tức bằng tiền, bằng cổ phiếu và chia cổ phiếu thưởng tuần này.
Cuối giờ chiều nay (7/6) tại Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp số 489 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lễ ra mắt điểm hỗ trợ tiêu thụ nông sản an toàn trong mùa dịch Covid-19. Đây là 1 trong 5 điểm hỗ trợ tiêu thụ nông sản với sự phối hợp giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các cơ quan gồm: Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Đang phát
Live