Trong khi bão số 3 gây ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, hàng trăm nghìn hecta lúa và hoa màu bị đổ ngã, thiệt hại, hàng nghìn lồng bè nuôi thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi thì tại xã Mão Điền, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, những thành quả của sản xuất nông nghiệp được bảo vệ tốt. Mời quý vị và các bạn cùng đến với kinh nghiệm của địa phương qua phóng sự: “Xã Mão Điền, tỉnh Bắc Ninh: Nông nghiệp ứng phó với thiên tai - Thành công nhờ cách làm “phòng” hơn “chống” của phóng viên Phương Chi.
Tái cơ cấu nông nghiệp: Cần đẩy mạnh liên kết trong sản xuất và tiêu thụ - Công nghệ chế biến nâng cao giá trị nông sản - Dịch lở mồm long móng gia súc bùng phát, Quảng trị khẩn trương tiêm vắc xin phòng dịch.
Sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ đang được người dân miền núi tỉnh Khánh Hòa lựa chọn chuyển đổi. Không chỉ đảm bảo an toàn cho môi trường và người tiêu dùng, phương thức sản xuất này giúp chính người sản xuất nâng cao được hiệu quả kinh tế.
Vùng ĐBSCL “vựa lúa” của cả nước mỗi năm đóng góp tới 90% lượng gạo xuất khẩu, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu nông hộ. Câu chuyện thâm canh 3 vụ/năm ở đây không phải là điều mới mẻ gì. Nhưng mặt trái của việc thâm canh liên tục là câu chuyện xử lý rơm rạ sau thu hoạch. Những thống kê từ ngành nông nghiệp cho thấy số lượng rơm rạ khổng lồ mà vựa lúa ĐBSCL tạo ra mỗi năm lên tới hàng chục triệu tấn nhưng 70% số rơm rạ bị đốt hoặc vùi vào đồng ruộng. Nếu rơm rạ được tận dụng để làm nấm, phân hữu cơ sẽ gia tăng giá trị cho ngành nông nghiệp, người dân có thêm nguồn thu nhập ổn định.
Nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành tựu ấn tượng, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản. Các sản phẩm nông nghiệp như gạo, cà phê, hạt điều, hồ tiêu và thủy sản đã trở thành những thương hiệu nổi tiếng trên thị trường quốc tế, giúp Việt Nam đứng trong top các nước xuất khẩu lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp hiện đang đối mặt với một thách thức lớn về nguồn nhân lực. Để đưa ngành nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, xứng với tiềm năng, thế mạnh cũng như bắt kịp với cuộc đua toàn cầu thì bài toán nhân lực cần chuẩn bị và đáp ứng ở mức độ như thế nào? Chương trình Diễn đàn Chủ Nhật chủ đề "Thách thức và cơ hội: Nguồn nhân lực nông nghiệp trong cuộc đua toàn cầu”. - Khách mời: Tiến sĩ Nguyễn Công Tiệp - Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam - Ông Vũ Anh Tuấn - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam. r>
GS-TS Võ Tòng Xuân, người được bạn bè quốc tế gọi với các tên thân mật "Dr. Rice". Trong nhiều năm trước, dù tuổi đã cao, vẫn nỗ lực đưa kỹ thuật trồng lúa nước Việt Nam sang châu Phi, giúp người dân nơi đây vượt qua thiếu đói lương thực một cách bền vững. Trong số các nước châu Phi mà GS Võ Tòng Xuân và nhóm cộng sự hỗ trợ, Sierra Leone là quốc gia đầu tiên.
Tại tỉnh Quảng Trị đã hình thành 150 mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị. Việc liên kết theo chuỗi giá trị khép kín đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, hợp tác xã và xã viên nông dân, góp phần giảm bớt nhiều khâu trung gian, giảm chi phí và tăng giá trị sản phẩm.
Ngành học về Kinh tế và Quản lý là lĩnh vực đào tạo nhân lực quan trọng, đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế hiện đại. Chương trình đào tạo của ngành này không chỉ trang bị cho sinh viên kiến thức vững chắc về các nguyên lý kinh tế, quản lý tài chính, và quản trị kinh doanh, mà còn rèn luyện các kỹ năng thực tiễn như tư duy chiến lược, quản lý nguồn lực và khả năng ra quyết định. Vậy trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thì nhân lực ngành Kinh tế và Quản lý đóng vai trò then chốt như thế nào? - Khách mời: PGS Nguyễn Thị Minh Hiền - Trưởng Khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Hai nữ nông dân tiêu biểu của Mỹ trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi mới đây đã đến Việt Nam, mang theo rất nhiều kinh nghiệm và bài học thực tế để phát triển nông nghiệp hiện đại theo hướng thông minh và bền vững; đặc biệt nhấn mạnh sự tham gia của phụ nữ trong quá trình này. Bởi dù đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, phụ nữ trong ngành nông nghiệp vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức như thiếu tiếp cận nguồn vốn, hạn chế trong đào tạo, học hỏi công nghệ mới và vấn đề bình đẳng giới. Thế nhưng, “khó khăn chính là cơ hội để phụ nữ chứng tỏ bản lĩnh và sự kiên cường trong thời kỳ hội nhập” - Đây là những chia sẻ truyền cảm hứng mà các nữ nông dân tiêu biểu mang đến từ nước Mỹ.
Chiều nay, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với các Bộ, ngành về Dự thảo Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa. Phó Thủ tướng yêu cầu: phải quy định danh mục cụ thể công trình phục vụ hoạt động kinh doanh, dịch vụ thương mại nông nghiệp được xây dựng trên đất lúa, phòng ngừa trục lợi chính sách.
Đang phát
Live