Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023: Giảm áp lực, tránh gian lận- Nông dân Đắk Lắk dùng thiết bị bay không người lái chăm sóc cây trồng- Âm nhạc mang lại hy vọng cho người tỵ nạn châu Phi
Phát triển điện mặt trời mái nhà: Làm sao để khai thác hiệu quả tiềm năng?- Thách thức bộn bề của Hy Lạp sau tổng tuyển cử.- Tuyên Quang chuyển đổi số thúc đẩy phát triển nông nghiệp.- Phong trào tái chế thực phẩm nở rộ tại Mỹ
Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, nông nghiệp là một trong tám lĩnh vực ưu tiên thực hiện chuyển đổi số. Đây cũng là cơ hội để Tuyên Quang phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, thông minh, cơ giới hóa, tự động hóa tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có giá trị gia tăng cao.
- Lạng Sơn tạo điều kiện thuận lợi cho vải thiều xuất khẩu - Bắc Ninh phát triển nông nghiệp tuần hoàn - Phát triển nhiều giống lúa thích ứng biến đổi khí hậu, tăng thu nhập cho người dân
Sản xuất nông nghiệp đang ngày càng được nhiều người dân, HTX, trang trại, tập đoàn đầu tư phát triển với quy mô từ nhỏ tới lớn. Đi cùng với đó là ứng dụng công nghệ, phát triển đa dạng các loại cây trồng mới, con giống cho năng suất, chất lượng cao. Đáp ứng yêu cầu về cây con giống mới, các Viện nghiên cứu nông lâm nghiệp đã nghiên cứu thành công và đưa vào ứng dụng giống cây, con giống với những ưu thế vượt trội. Để giúp quý vị và các bạn hiểu rõ hơn về các giống cây quả mới đã được nhân giống thành công, mời quý vị các bạn đến với Trung tâm nghiên cứu và Phát triển rau hoa quả - Thuộc Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc. Khách mời: Ông Hà Tiết Cung- Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và Phát triển rau hoa quả - Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc. - Bà Hán Thị Hồng Ngân: Trưởng phòng chuyển giao tiến bộ Khoa học kỹ thuật thuộc Trung tâm nghiên cứu và Phát triển rau hoa - Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc.
Tây Nguyên với thổ nhưỡng đất đỏ bazan và khí hậu nhiệt đới xavan là nơi rất lý tưởng cho sự phát triển của các loại cây công nghiệp, đặc biệt là cà phê và hồ tiêu. Tuy nhiên, khu vực này đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước, suy thoái môi trường ngày càng trầm trọng do biến đổi khí hậu và các hoạt động sản xuất nông nghiệp không bền vững. Trước tình hình này, Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR) cùng các đối tác đang triển khai Dự án “Tăng cường tính bền vững, năng suất và giá trị kinh tế của các hệ thống canh tác và chuỗi giá trị cà phê và hồ tiêu ở Tây Nguyên” (V-SCOPE). Dự án nhằm cải thiện sinh kế của các hộ nông dân, giảm suy thoái môi trường, sử dụng nước thông minh thông qua cải thiện tính bền vững của hệ thống canh tác và chuỗi giá trị cà phê và hồ tiêu.
Phát triển xuất khẩu gạo: tăng giá trị, giảm số lượng - Giúp người dân A Lưới thoát nghèo làm giàu - Những “tỷ phú” của người Khmer Phỏng vấn: PGS TS Nguyễn Viết Hưng - Phó Hiệu Trưởng Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên về phát triển nhân lực Nông nghiệp công nghệ cao. - Nhà sáng chế chân đất đam mê sáng chế nông cụ.
Huyện Krông Bông là vùng trọng điểm trồng dứa của tỉnh Đắk Lắk với trên 1.500 ha, trong đó 2/3 diện tích đang trong thời kỳ cho thu hoạch. Do mùa dứa khá ngắn, việc chế biến sâu chưa theo kịp quy mô sản xuất nên mỗi khi vào chính vụ, quả dứa thường bị ùn ứ, mất giá. Người trồng loại cây này ở địa phương đang có những sáng kiến khi cho dứa chín rải vụ.
Là kỹ sư ngành tự động hóa được đào tạo tại Pháp, Đặng Dương Minh Hoàng từng được nhiều công ty trong và ngoài nước “săn đón” với mức lương cả ngàn đô la Mỹ. Bỏ qua những lời mời chào hấp dẫn, Đặng Dương Minh Hoàng trở về quê nhà Bình Phước, làm nông nghiệp. Dám nghĩ, dám làm, Hoàng đã đưa trái bơ Việt đi các nước. Anh còn tập hợp những người yêu đổi mới, sáng tạo thành lập Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp số Bình Phước, từng bước giúp bà con nông dân ứng dụng khoa học công nghệ vào trồng trọt.
Nhằm mang lại cơ hội sinh kế bền vững cho người dân các khu vực ven biển miền Trung, Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR) những năm qua đã triển khai dự án “Phát triển ngành nuôi trai lấy ngọc tại Tonga và Việt Nam (giai đoạn 2017 - 2023). Dự án giúp đánh giá tiềm năng nuôi cấy ngọc trai bán cầu, các khía cạnh kinh tế xã hội của nghề nuôi ngọc trai bán cầu ở Việt Nam, đồng thời giúp cải thiện các phương pháp nuôi để hỗ trợ tăng sản lượng trai nhằm phát triển ngành một cách bền vững.
Đang phát
Live