Hầu hết dự báo của các tổ chức quốc tế về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2024 đều tăng so với hồi đầu năm hay giữa năm. Kịch bản điều hành kinh tế xã hội Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo với Chính phủ vào quý III cho thấy trong quý cuối năm của năm 2024, nếu không có những biến động lớn xảy ra, như bão, lũ hay những tác động tiêu cực từ bên ngoài, chúng ta có cơ sở để đạt được mức tăng trưởng 7% năm 2024 và lan toả sang năm 2025:
Ngày này 63 năm về trước (27/11/1961), Đoàn thăm dò dầu lửa 36 chính thức được thành lập, đánh dấu sự ra đời của ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam. Hơn sáu thập kỷ qua, Petrovietnam đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển đáng tự hào nhưng cũng không ít lần phải đối mặt với những thử thách, gian nan. Đặc biệt, giai đoạn từ năm 2015 đến 2019 cuộc khủng hoảng giá dầu sụt giảm mạnh, từ mức trên 100 USD/thùng xuống còn dưới 30 USD/thùng, khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vượt qua mọi khó khăn, Petrovietnam đã thực hiện công cuộc cải tổ toàn diện, từng bước phát triển, trở thành một trụ cột kinh tế quan trọng của đất nước. Kết quả đó minh chứng cho sức mạnh của sự đoàn kết, đồng lòng, ý chí kỷ luật, giữ vững kỷ cương với tinh thần “Một đội ngũ - Một mục tiêu” cho ngọn lửa năng lượng quốc gia luôn rực sáng.
Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP29) sáng nay (24/11) đã bế mạc sau 13 ngày họp. Các đại biểu của gần 200 quốc gia tham dự hội nghị đã thông qua được 2 vấn đề quan trọng của mọi hội nghị COP là tài chính khí hậu và giảm phát thải.
Chiều nay, theo chương trình kỳ họp, các đại biểu thảo luận ở Tổ về 2 Dự án Luật gồm: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo và Dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) và Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030.
Đến cuối tháng 10 vừa qua, tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Quảng Nam khoảng 2.382 tỷ đồng. Từ nguồn kinh phí của Chương trình này, tỉnh Quảng Nam đã xây dựng 313 danh mục công trình các loại; chuyển đổi nghề cho lao động; hỗ trợ đất ở, xóa nhà tạm cho cả ngàn hộ. Trong quá trình thực hiện, tỉnh Quảng Nam đã ban hành nhiều chính sách tháo gỡ vướng mắc, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho các địa phương thực hiện chương trình.
“Dứt khoát không để thiếu điện trong bất cứ hoàn cảnh nào”. Đảm bảo điện trong bối cảnh phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh thì điện không chỉ “đủ” mà còn phải an toàn, ổn định vàphát triển bền vững, đáp ứng tiêu chí “xanh” theo các cam kết hội nhập. Trong hai chương trình trước chúng tôi đã phát sóng hai phần của loạt bài “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới của Việt Nam” với mong muốn góp thêm tiếng nói nhằm hoàn thiện hơn văn bản pháp lý quan trọng này, để tập trung, phát huy tối đa sức mạnh nguồn lực cho đầu tư vào ngành điện, để phát triển thị trường điện cạnh tranh minh bạch, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Chương trình hôm nay sẽ phát sóng phần 3 của loạt bài với nhan đề “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Để hiện thực hoá mục tiêu chuyển đổi xanh gắn với an ninh năng lượng quốc gia” .
“Dứt khoát không để thiếu điện trong bất cứ hoàn cảnh nào”. Đảm bảo điện trong bối cảnh phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh thì điện không chỉ “đủ” mà còn phải an toàn, ổn định và phát triển bền vững, đáp ứng tiêu chí “xanh” theo các cam kết hội nhập. Bài 3 - cũng là bài cuối của loạt bài “Sửa đổi toàn diện Luật điện lực: Đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới của Việt Nam” có nhan đề “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Để hiện thực hoá mục tiêu chuyển đổi xanh gắn với an ninh năng lượng quốc gia”. Bài viết sẽ điểm ra một số lát cắt nhỏ trong các vấn đề lớn đang còn tồn tại, cần thiết phải bổ sung, chỉnh sửa để thấy vẫn còn nhiều việc phải hoàn thiện trong việc sửa đổi toàn diện Luật Điện lực, nhằm hiện thực hoá “mục tiêu kép”: chuyển đổi xanh và an ninh năng lượng.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực biến động nhanh và khó lường, Việt Nam vẫn đạt được mức tăng GDP rất ấn tượng (6,82%) trong 9 tháng của năm 2024. Nếu có những chính sách phù hợp và sự điều hành linh hoạt, Việt Nam đang có triển vọng rất lớn đạt được mức tăng trưởng cao trong cả năm nay và năm 2025. Đây là nhận định của các chuyên gia, nhà khoa học tại Tọa đàm đối thoại chính sách chủ đề “Phục hồi tăng trưởng – Triển vọng và thách thức”, do Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách phối hợp với kênh Truyền hình Quốc hội tổ chức tại Hà Nội sáng nay.
Việt Nam và Pháp ra tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, nhân chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm- Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam hôm nay lên đường tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị Cấp cao liên quan tại Viêng chăn, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào- Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, việc giữ mục tiêu tăng trưởng 7% cho năm nay là có cơ sở- Quốc tế kêu gọi hành động khẩn cấp nhân một năm ngày bùng phát xung đột tại Gaza khiến gần 42 nghìn người thiệt mạng- Một thẩm phán Mỹ vừa ra phán quyết buộc Google phải cải tổ toàn diện hoạt động kinh doanh ứng dụng di động
Chiều nay (30/9), UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Lễ khai trương, phát động cài đặt, sử dụng 2 ứng dụng di động phục vụ cán bộ, công chức, viên chức và người dân, hướng đến hoàn thành mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử vào cuối năm 2025. Đó là ứng dụng di động dành cho cán bộ, công chức, viên chức gọi tắt là G-Quảng Ngãi và ứng dụng phục vụ người dân, tổ chức là C-Quảng Ngãi.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live