Dù nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, nhưng theo Tổng cục Thống kê, trong nửa đầu năm 2023, tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ qua kênh đại lý cá nhân, kênh đại lý tổ chức - bán qua ngân hàng... ước đạt 81.400 tỉ đồng, chỉ giảm 4% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi theo kết luận thanh tra 4 công ty bảo hiểm nhân thọ, vừa được Bộ Tài chính công bố, tỉ lệ hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng bị hủy chỉ sau một năm rất cao, thấp nhất là 32,4% và cao nhất lên tới 73%. Dù chỉ mới thực hiện thanh tra ở 4 doanh nghiệp bảo hiểm gồm Prudential, MB Ageas, Sun Life, BIDV Metlife..., kết quả thanh tra của Bộ Tài chính cho thấy việc bán sản phẩm qua các ngân hàng đều có sai phạm, trong khi khách hàng bỏ hợp đồng sau khi mua lên cao. Điều này đồng nghĩa với hàng ngàn tỉ đồng của người dân bị mất trắng. Vấn đề đặt ra là làm sao có thể kiểm soát hoạt động bán bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm liên kết với các ngân hàng thương mại?
Công ty CP khai thác và dịch vụ du lịch SGO (SGO Travel) và huyện Lục Ngạn vừa tổ chức buổi khảo sát xây dựng tuyến du lịch Hà Nội- Bắc Giang nhằm tăng cường truyền thông quảng bá, liên kết phát triển và mở rộng tour tuyến du lịch kết nối giữa hai địa phương.
Một trong những khó khăn của các gia đình ngày nay, đó là làm sao để các thành viên trong gia đình thực sự thấu hiểu, biết lắng nghe nhau. Trong khi những người làm bố mẹ thường phàn nàn ở giai đoạn thay đổi về tâm sinh lý, con cái không muốn nghe lời, thích chống đối và hay cãi, thì con cái lại cho rằng, bố mẹ không hiểu, không thương mình, chỉ biết áp đặt và yêu cầu. Kết quả của sự “không thấu hiểu” là những vướng mắc khó gỡ trong chính tổ ấm của mỗi gia đình. Vậy làm thế nào để bố mẹ và con cái có thể kết nối, thấu hiểu cùng sẻ chia? Cộng tác viên Khánh Linh có bài viết: Lắng nghe và thấu hiểu: Sợi dây liên kết bền vững cho hạnh phúc gia đình.
Đã có rất nhiều cơ hội, thời cơ cùng những điểm nghẽn, thách thức trong phát triển Vùng Đồng bằng sông Hồng nói riêng, phát triển Vùng trên cả nước nói chung được cả cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương và chuyên gia, doanh nghiệp chỉ ra tại Hội thảo “Phát triển đầu tư, thương mại, dịch vụ, tạo liên kết vùng cho doanh nghiệp” do Bộ Công Thương và UBND tỉnh Thái Bình đồng chủ trì tổ chức (hôm nay, 30/03/2023) nhằm cụ thể hoá việc thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW (ngày 23/11/2022) của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 14/NQ-CP (ngày 8/2/2023) của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW.
Thời gian qua, nhiều mô hình liên kết phát triển hàng Việt đã được hình thành và cũng đã có sự hỗ trợ của Nhà nước để thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ hàng Việt Nam. Mỗi năm, có rất nhiều cuộc xúc tiến thương mại trong và ngoài nước đã được triển khai, đó là những kết quả nhất định trong cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Tuy nhiên, hiện các mối liên kết này vẫn còn khá lỏng lẻo, việc liên kết, hợp tác chưa nhiều, hoạt động kết nối cung cầu còn một số tồn tại do cung - cầu chưa gặp nhau, một số tổ chức, đơn vị sản xuất gặp khó khăn trong quá trình đưa hàng hóa vào hệ thống phân phối, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chương trình Chuyên gia của bạn, chủ đề “Vai trò liên kết trong phát triển hàng Việt” với sự tham gia của khách mời: bà Mai Thị Thùy, Chủ tịch Hội nữ doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội.
Với quy mô hơn 120 gian hàng được bố trí thành các không gian: kích cầu du lịch, trưng bày, triển lãm và ẩm thực, Ngày hội Du lịch TP.HCM lần thứ 19 năm 2023 sẽ thúc đẩy liên kết phát triển du lịch, góp phần tăng trưởng kinh tế của cả nước.
Thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, hiện nay ở tỉnh miền núi Yên Bái đã hình thành nên những sự liên kết chặt chẽ trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, mang lại hiệu quả cao. Câu chuyện tại vùng trồng dâu, nuôi nằm lớn nhất địa phương này ở huyện nông thôn mới Trấn Yên là một ví dụ.
Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên trong Vùng đồng bằng sông Hồng được phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Không chỉ định hướng phát triển địa phương tăng trưởng xanh và bền vững, Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh còn thể hiện rõ vai trò động lực trong toàn Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ với quan điểm xuyên suốt là "Thúc đẩy Liên kết vùng".
“Tư tưởng chỉ đạo và nội dung Nghị quyết 30 của Bộ Chính trị và Chương trình Hành động của Chính phủ đã đưa ra nhiều quan điểm định hướng mới, ý tưởng mới và tầm nhìn mới có tính đột phá trong phát triển của Vùng đồng bằng sông Hồng. Do vậy, Vùng Đồng bằng sông Hồng sẽ phát triển đột phá, khẳng định vị trí, vai trò là đầu tàu kinh tế, động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước trong thời gian tới” - Đó là những thông điệp của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư Nguyễn Chí Dũng và lãnh đạo nhiều bộ, ngành tại Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 30 về phát triển Vùng đồng bằng sông Hồng và xúc tiến đầu tư Vùng tổ chức sáng nay 12/2 tại Quảng Ninh. PV Xuân Lan và Trường Giang phản ánh:
Là hai trong những "đầu tàu" kinh tế của Vùng đồng bằng sông Hồng, thời gian qua, thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh đã có sự phát triển mạnh mẽ, đóng góp vào sự phát triển chung của cả Vùng. Thực tế cho thấy sự hợp tác giữa hai địa phương và mở rộng liên kết được xác định chìa khóa để các địa phương trong Vùng Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.
Đang phát
Live