Vượt qua khó khăn, thách thức của một tỉnh biên giới nghèo những ngày đầu chia tách năm 2004; dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền và nỗ lực vươn lên của người dân, Lai Châu đã thoát khỏi tình trạng của một tỉnh kém phát triển. Những bước đi vững chắc trên chặng đường 20 năm xây dựng, phát triển đã, đang giúp Lai Châu chuyển mình nhanh chóng trên tất cả các lĩnh vực, từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực miền núi phía Bắc.
Với mong muốn bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá tốt đẹp của dân tộc mình, các nghệ nhân, già làng, trưởng bản, người am hiểu văn hóa ở tỉnh miền núi Lai Châu đã, đang tích cực truyền dạy tiếng nói, chữ viết, các bài dân ca, dân vũ và phong tục tập quán... cho giới trẻ.
Do sinh sống ở những vùng khó khăn, nên trình độ dân trí của một bộ phận đồng bào các dân tộc thiểu số ở biên giới Lai Châu còn hạn chế. Đây từng là trở ngại trong việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới người dân. Tuy nhiên, sự nỗ lực của các cấp, các ngành ở địa phương trong việc tuyên truyền, phổ biến bằng nhiều hình thức đã đưa pháp luật đến với người dân.
Chiều nay 13/12, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) và Tỉnh ủy Lai Châu đã ký kết Chương trình phối hợp tuyên truyền giai đoạn 2024 – 2026.
Nhờ thường xuyên được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, người dân ở khu vực biên giới Lai Châu đã có chuyển biến rõ nét trong nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật. Những chương trình hành động, việc làm cụ thể, hiệu quả, thiết thực của cán bộ, chiến sĩ biên phòng và lực lượng trên địa bàn đã góp phần củng cố niềm tin, thắt chặt sự đoàn kết, gắn bó với cấp ủy, chính quyền và người dân địa phương, tạo ra thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.
Cách nào để nhận diện ma túy mới ẩn mình dưới vỏ bọc thực phẩm, bánh kẹo?- Những thành công khiến nữ ca si Taylor Swift được Tap chi Time bình chọn là "nhân vật của năm- Những đổi thay trên bản làng người Lự ở Lai Châu
1/5 trẻ vị thành niên nước ta có vấn đề về sức khỏe tâm thần và chỉ hơn 8% các em từng tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ hoặc tư vấn cho những vấn đề về cảm xúc và hành vi. Cần lý giải thế nào về thực trạng này và những tác động.-Người dân Lai Châu chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng những ngày đầu mùa hanh khô.- Câu chuyện về cậu bé 14 tuổi đang điều hành doanh nghiệp tái chế ở Mỹ.
Vượt qua điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn của một dân tộc rất ít người, nhờ các chính sách hỗ trợ đặc thù của Đảng và Nhà nước, người Lự ở Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu đã từng bước vươn lên trong cuộc sống. Những bản làng với nhiều hủ tục lạc hậu, cuộc sống nghèo đói trước đây giờ đã mang diện mạo mới.
Hiện đã bắt đầu bước vào mùa hanh khô ở các tỉnh Tây Bắc, công tác phòng chống cháy rừng đang được các địa phương chủ động triển khai, nhằm hạn chế thấp nhất các vụ cháy rừng có thể xảy ra, gây thiệt hại về rừng.
Bất kể trời nắng hay mưa, ngày hay đêm, mỗi khi hộ dân nào trong bản có việc, ông Ly Sạ Pu đều có mặt để thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, vận động, hòa giải.. Những nỗ lực không mệt mỏi của ông đã góp phần làm chuyển biến nhận thức của đồng bào La Hủ - một trong những dân tộc đặc biệt ít người ở Lai Châu, đưa cuộc sống của bà con ngày càng đổi thay.
Đang phát
Live