Chiều nay, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức họp báo thông tin tình hình kết quả công tác Công an quý 3, triển khai nhiệm vụ công tác trọng tâm quý 4 và giải đáp nhiều vấn đề dư luận xã hội quan tâm.
Một trong những nguyên nhân khiến cho nạn cuộc gọi rác, tin nhắn rác, lừa đảo thời gia qua vẫn tiếp diễn là do các đại lý bán SIM “lách luật”, thuê người đứng tên thuê bao, sau đó bán ra thị trường cho người khác. Để chấn chỉnh tình trạng này, từ 10/09, Bộ Thông tin và truyền thông cho biết, các nhà mạng phải dừng bán SIM qua đại lý và chỉ tập trung phân phối SIM qua hai kênh là kênh trực tiếp và qua các chuỗi uy tín. Nửa tháng đã trôi qua sau công bố này của Bộ Thông tin và truyền thông, liệu rằng có giúp làm giảm tình trạng cuộc gọi rác, tin nhắc rác, lừa đảo? Giải pháp nào để giải quyết triệt để tình trạng này? Ông Vũ Ngọc Sơn - Giám đốc công nghệ Công ty an ninh mạng Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.
Hiện nay xuất hiện nhiều chiêu lừa đảo mới rất tinh vi nhắm đến những người dùng tài khoản ngân hàng trên mạng. Các đối tương lợi dụng quyền trợ năng (Accessibility) xâm nhập vào điện thoại, kiểm soát được thao tác trên điện thoại của người dùng. Có trường hợp đã bị lừa mất hàng trăm, hàng chục tỷ đồng trong tài khoản ngân hàng. Vậy giải pháp nào để bảo vệ người dân trước nguy cơ lừa đảo trực tuyến gia tăng hiện nay?
Nhiều hình thức lừa đảo mới liên quan tài khoản ngân hàng cần cảnh giác và có giải pháp đảm bảo an toàn. Đó là nội dung các đại biểu tập trung thảo luận tại Hội thảo “Bảo vệ tài khoản ngân hàng trước nguy cơ lừa đảo trực tuyến gia tăng” do Báo Tuổi Trẻ phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo có đại diện Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Thông tin Truyền thông, cùng các chuyên gia công nghệ, an ninh mạng và các ngân hàng thương mại.
Thời gian gần đây, nhiều người dân ở Yên Bái tiếp tục nhận được nhiều cuộc gọi từ các đối tượng tự xưng là cán bộ Công an, Viện kiểm sát, Tòa án.. thông báo, đe dọa liên quan đến các vụ án kinh tế, ma túy, rửa tiền… sau đó bắt người dân thực hiện theo các yêu cầu, gây tâm lý hoang mang, lo sợ cho người dân.
Công an tỉnh Lào Cai cho biết, thời gian qua số vụ lừa đảo trên không gian mạng ngày càng gia tăng với rất nhiều phương thức thủ đoạn hết sức tinh vi. Trong khi đó, việc đấu tranh với loại tội phạm này vẫn đang đặt ra không ít thách thức đối với các cơ quan chức năng.
Theo số liệu của Bộ Công an, giai đoạn 2018-2022, cả nước phát hiện 440 vụ với 876 đối tượng vi phạm pháp luật và tội phạm về mua bán người với 1.240 nạn nhân. Đặc biệt, qua hình thức hôn nhân trá hình mà hàng ngàn phụ nữ trở thành nạn nhân của các đối tượng tội phạm. Để giúp chị em phụ nữ có thêm thông tin về việc lấy chồng ngoại, các bước chuẩn bị cần thiết trước khi xuất cảnh, Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam đã xuất bản bộ sách Làm dâu xứ lạ. Bộ sách là tài liệu chi tiết dành cho những phụ nữ có ý định lấy chồng nước ngoài. Phóng viên đài TNVN phỏng vấn bà Khúc Thị Hoa Phượng, Ủy viên Đoàn chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ VN, Giám đốc nhà xuất bản Phụ nữ VN.
Cảnh báo lừa đảo bằng hình thức kêu gọi từ thiện, sau việc hàng nghìn người sập bẫy “từ thiện ảo” trên mạng xã hội, mất cả chục tỷ đồng.- Nét độc đáo của lễ hội đua thuyền Rắn ở Ấn Độ.
Dù đã có nhiều cảnh báo của các cơ quan chức năng, nhưng vẫn có người nhẹ dạ cả tin, trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người. Tại Sơn La, thời gian qua, các đối tượng đã sử dụng nhiều thủ đoạn để lừa đảo, lôi kéo người dân, nhất là tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới ra nước ngoài làm "việc nhẹ lương cao"
Nâng cao trách nhiệm cán bộ giao dịch của ngân hàng để hỗ trợ người dân phát hiện và ngăn chặn kịp thời các vụ lừa đảo chuyển tiền.- Cuối tháng 8 này, Ủy ban chứng khoán Nhà nước sẽ có cuộc họp với Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế để bàn việc nâng hạng thị trường Việt Nam.
Đang phát
Live