
Hiện nay, Cục quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) và phía Hy Lạp mới đang trao đổi để đưa lao động Việt Nam sang thị trường này làm việc tại Cộng hòa Hy Lạp. Tuy nhiên, đã xuất hiện tình trạng lừa đảo người lao động đi làm việc tại thị trường này.
Thời gian gần đây, trên địa bàn TP.HCM, khách hàng sử dụng điện tiếp tục nhận được cuộc gọi giả danh nhân viên điện lực để lừa đảo, mặc dù trước đó Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam và Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) đã có nhiều cảnh báo về hiện tượng vi phạm trên.
Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) cho biết: Thời gian gần đây, một số tổ chức, cá nhân không có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã sử dụng công nghệ để lừa đảo người lao động trên môi trường mạng. Tình trạng này đang có xu hướng gia tăng.
Đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) cho biết, tính đến ngày 15/5/2023, gần 1 triệu sim rác đã bị thu hồi, song tình trạng tin nhắn rác, cuộc gọi lừa đảo vẫn tiếp diễn. Để chấn chỉnh tình trạng này, từ ngày 10/09, các nhà mạng phải dừng bán SIM qua đại lý và chỉ tập trung phân phối SIM qua hai kênh là kênh trực tiếp và qua các chuỗi uy tín. Hơn nửa tháng đã trôi qua sau công bố này của Bộ TTTT, liệu rằng có giúp làm giảm tình trạng cuộc gọi rác, tin nhắc rác, lừa đảo? Giải pháp nào để giải quyết triệt để tình trạng này? Nội dung chính được đề cập trong chương trình hôm nay
“Kết quả điều tra đến nay xác định Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã lừa đảo 30.000 tỉ đồng của 42.000 nhà đầu tư, thông qua gian dối trong phát hành trái phiếu”. Đây là thông tin được lãnh đạo Cục Cảnh sát kinh tế, Bộ Công an thông tin tại buổi họp báo do Bộ Công an tổ chức chiều 2/10 tại Hà Nội.
Chiều nay, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức họp báo thông tin tình hình kết quả công tác Công an quý 3, triển khai nhiệm vụ công tác trọng tâm quý 4 và giải đáp nhiều vấn đề dư luận xã hội quan tâm.
Một trong những nguyên nhân khiến cho nạn cuộc gọi rác, tin nhắn rác, lừa đảo thời gia qua vẫn tiếp diễn là do các đại lý bán SIM “lách luật”, thuê người đứng tên thuê bao, sau đó bán ra thị trường cho người khác. Để chấn chỉnh tình trạng này, từ 10/09, Bộ Thông tin và truyền thông cho biết, các nhà mạng phải dừng bán SIM qua đại lý và chỉ tập trung phân phối SIM qua hai kênh là kênh trực tiếp và qua các chuỗi uy tín. Nửa tháng đã trôi qua sau công bố này của Bộ Thông tin và truyền thông, liệu rằng có giúp làm giảm tình trạng cuộc gọi rác, tin nhắc rác, lừa đảo? Giải pháp nào để giải quyết triệt để tình trạng này? Ông Vũ Ngọc Sơn - Giám đốc công nghệ Công ty an ninh mạng Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.
Hiện nay xuất hiện nhiều chiêu lừa đảo mới rất tinh vi nhắm đến những người dùng tài khoản ngân hàng trên mạng. Các đối tương lợi dụng quyền trợ năng (Accessibility) xâm nhập vào điện thoại, kiểm soát được thao tác trên điện thoại của người dùng. Có trường hợp đã bị lừa mất hàng trăm, hàng chục tỷ đồng trong tài khoản ngân hàng. Vậy giải pháp nào để bảo vệ người dân trước nguy cơ lừa đảo trực tuyến gia tăng hiện nay?
Nhiều hình thức lừa đảo mới liên quan tài khoản ngân hàng cần cảnh giác và có giải pháp đảm bảo an toàn. Đó là nội dung các đại biểu tập trung thảo luận tại Hội thảo “Bảo vệ tài khoản ngân hàng trước nguy cơ lừa đảo trực tuyến gia tăng” do Báo Tuổi Trẻ phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo có đại diện Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Thông tin Truyền thông, cùng các chuyên gia công nghệ, an ninh mạng và các ngân hàng thương mại.
Thời gian gần đây, nhiều người dân ở Yên Bái tiếp tục nhận được nhiều cuộc gọi từ các đối tượng tự xưng là cán bộ Công an, Viện kiểm sát, Tòa án.. thông báo, đe dọa liên quan đến các vụ án kinh tế, ma túy, rửa tiền… sau đó bắt người dân thực hiện theo các yêu cầu, gây tâm lý hoang mang, lo sợ cho người dân.
Đang phát
Live