Xóa đói, giảm nghèo nhanh và bền vững là một trong những mục tiêu, chương trình trọng tâm của Chính phủ triển khai thực hiện. Thời gian qua, với nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích tạo điều tốt nhất cho các thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân phát triển kinh tế, cải thiện đời sống trên nhiều phương diện, trong đó, có nội dung đưa lao động đi làm việc tại nước ngoài, góp phần quan trọng trong công cuộc giảm nghèo bền vững. Nhìn lại giai đoạn 5 năm 2016- 2020 về hiệu quả chương trình đưa lao động huyện nghèo đi làm việc tại nước ngoài và triển vọng thị trường thời gian tới, đây là nội dung chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay. Khách mời của chương trình là bà Trần Thị Vân Hà, Trưởng phòng Thông tin - Truyền thông, Cục quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.
Trong những năm gần đây, công tác phát triển, đào tạo nhân lực của nước ta đã đạt được một số thành tựu đáng kể, góp phần hỗ trợ đắc lực vào sự phát triển KT-XH của đất nước. Tuy nhiên, so với yêu cầu của tình hình mới thì công tác Giáo dục nghề nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế về quy mô, phương thức giảng dạy, cơ cấu lao động còn chậm chuyển dịch… Trước thực tế đó, để đáp ứng nhu cầu lớn về nhân lực chất lượng cao, nhiều cơ sở Giáo dục nghề nghiệp đã hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức để đầu tư thay đổi phương thức đào tạo nghề theo hướng chuẩn quốc tế. Khách mời là: ông Đồng Văn Ngọc - Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội và ông Nguyễn Tiến Đông - Giám đốc Trung tâm đào tạo Công ty TNHH sản xuất và Kinh doanh Vinfast.
So với trước đây thì hiện nay người học có nhiều lựa chọn nơi đào tạo để học nghề theo mô hình đào tạo chuyển giao của nước ngoài. Sau khi học xong người học có cơ hội làm việc ngay tại Việt Nam hoặc học tập và làm việc ở nước ngoài. Đặc biệt đào tạo nghề theo mô hình của Hàn Quốc được triển khai ngay tại Việt Nam được khá nhiều người quan tâm, tìm hiểu theo học. Khách mời là ông Bùi Kim Dương - Phó Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội.
- Đảm bảo an toàn, an ninh mạng trong kỷ nguyên Trí tuệ nhân tạo và Dữ liệu lớn. - Cảnh giác với mã độc khi làm việc trực tuyến
Từ ngày 15/11, Nghị định 117 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế có hiệu lực, trong đó đáng chú ý có quy định trách nhiệm của người đứng đầu khi không tổ chức thực hiện các biện pháp, các quy định không uống rượu, bia trong thời gian làm việc trong cơ quan, tổ chức. Đồng thời, mức phạt từ 3- 5 triệu đồng cũng áp dụng với người đứng đầu cơ quan, tổ chức khi không nhắc nhở, yêu cầu chấm dứt hành vi uống, bán rượu bia, không hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc mọi người thực hiện quy định... Quy định này đang gây ra những tranh luận trong cộng đồng dù chỉ còn 2 ngày nữa là áp dụng. Liệu điều này có giúp Việt Nam giảm được tác hại của bia rượu đối với sức khỏe cũng như giảm tỷ lệ sử dụng rượu bia đang ở “top” đầu khu vực và thế giới? Chúng tôi sẽ cùng bàn về câu chuyện này với đại diện cơ quan chủ trì, soạn thảo Nghị định. Khách mời là bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế.
- Xử phạt thủ trưởng khi nhân viên uống rượu bia trong giờ làm việc – Thực thi liệu có khả thi?- Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các hội nghị liên quan do Việt Nam tổ chức theo hình thức trực tuyến đang được dư luận quan tâm. Bạn bè quốc tế nhìn nhận ra sao về vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam?- Cô giáo Hà Ánh Phượng ở tỉnh Phú Thọ - top 10 giáo viên toàn cầu năm 2020 do Tổ chức Varkey Foundation công bố, người có nhiều phương pháp sáng tạo để khơi dậy niềm đam mê học tiếng Anh cho học sinh.
- Quốc hội kết thúc 3 ngày thảo luận về kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước. Nhiều vấn đề nóng liên quan đến phát triển bền vững, hạn chế thiệt hại do bão lũ, thiên tai, ngăn chặn nạn phá rừng, xây thủy điện nhỏ và cả những sai sót về khách giáo khoa đã được các đại biểu tranh luận sôi nổi và thẳng thắn tại hội trường. Phóng viên Đài TNVN nhìn lại những diễn biến các phiên thảo luận này.- Bão số 10 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, nhưng dự báo sẽ gây mưa to cho các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Phú Yên. Các địa phương cần lên phương án đối phó với mưa lũ sau bão. - Lo ngại đợt bùng phát dịch COVID-19 mới, Hà Nội tăng cường kiểm tra tại các khu vực trọng điểm như khu cách ly tập trung, khu lưu trú phòng COVID-19.- Gần 2 ngày sau khi kết thúc bầu cử Tổng thống Mỹ, đến nay vẫn chưa thể xác định ai chiến thắng khi 5 bang vẫn đang trong quá trình kiểm phiếu. Nhiều hãng truyền thông điều chỉnh kết quả sơ bộ của ứng cử viên Joe Biden, khiến ứng cử viên này đang có 264 phiếu đại cử tri bị tụt xuống còn 253 phiếu.- Nhật Bản lo ngại một dự luật mới của Trung Quốc đe dọa an ninh biển Hoa Đông.
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là chủ trương lớn của Chính phủ, nhằm đáp ứng yêu cầu học nghề, tạo việc làm ổn định, nâng cao chất lượng nguồn lao động nông thôn. Thực tế, với nhiều người dân ở khu vực miền núi-đồng bào dân tộc thiểu số, sau đào tạo nghề diện này, bà con như được trao chiếc “cần câu” – được tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo. Muôn màu cuộc sống hôm nay, phóng viên Thu Trang-Mạnh Phương phản ánh thực tế điển hình tại tỉnh Thái Nguyên.
Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa 14 đã kết thúc tuần làm việc đầu tiên với rất nhiều vấn đề nóng được đặt lên bàn nghị sự. Trong bài phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, cũng như báo cáo kinh tế xã hội của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đều có chung nhận định: bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều thuận lợi nhưng cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là đại dịch Covid-19, lũ lụt, hạn hán diễn ra nghiêm trọng… nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, sự ủng hộ và nỗ lực mạnh mẽ của người dân và doanh nghiệp, Chính phủ đã quản lý, điều hành nền kinh tế đạt nhiều kết quả tích cực. Trong bối cảnh dịch bệnh như vậy, Chính phủ vẫn quyết định đặt ra mục tiêu tăng trưởng 6%. Tuy nhiên, chưa điều chỉnh tiền lương cơ sở để tập trung dành nguồn lực phòng chống dịch bệnh Covid-19 và một số vấn đề cấp bách khác. Ngay sau phiên khai mạc, tất cả các phiên họp trực tiếp được thảo luận sôi nổi, đi vào thực chất. Ghi nhận của phóng viên Lại Hoa:
Tính đến nay chương trình cấp phép việc làm cho người lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc (gọi tắt là chương trình EPS) đã thực hiện được 16 năm, đã có trên 100.000 lượt người lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình này. Thành công của chương trình là đã cải thiện, nâng cao đời sống của người lao động và gia đình, đóng góp số ngoại tệ không nhỏ đối với nền kinh tế của Việt Nam và góp phần quan trọng trong mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam– Hàn Quốc. Đến nay có khoảng 70.000 lượt người lao động đã về nước, đây là con số không nhỏ, là nguồn lao động quý cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam. Để nắm rõ hơn về các chính sách hỗ trợ đối với người lao động EPS về nước để tận dụng nguồn lao động có kinh nghiệm, am hiểu văn hóa, tập quán của đất nước Hàn Quốc này. Khách mời là ông Nguyễn Xuân Tạo, Phó Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và ông Ha Sang Jin – Trưởng Văn phòng đại diện Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc tại Việt Nam.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live