Trong thời qua, nhiều hợp tác xã tại tỉnh Kon Tum đã mạnh dạn đầu tư, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ thông tin, nông nghiệp công nghệ cao trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Qua đó, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh cho các hợp tác xã tại tỉnh.
Tỉnh Kon Tum có hơn 54% dân số là người dân tộc thiểu số, trong đó có 7 dân tộc tại chỗ, gồm: Xơ Đăng, Ba Na, Gié -Triêng, Gia Rai, Brâu, Rơ Măm và Hrê. Xuất phát từ yêu cầu thực tế, tháng 4/2021 tỉnh Kon Tum triển khai thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững”. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đến nay qua 3 năm “gần dân, sát hộ” và “cầm tay chỉ việc”, nhiều nếp nghĩ, cách làm cũ của bà con dân tộc thiểu số đã dần thay đổi tạo chuyển biến tích cực trong lao động sản xuất và cuộc sống của người dân. PV Khoa Điềm, thường trú tại khu vực Tây Nguyên có bài viết “Dấu ấn từ cuộc vận động thay nếp nghĩ, đổi cách làm ở vùng dân tộc thiểu số Kon Tum”.
Sáng nay (16/10), Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum tiếp xúc với cử tri là đoàn viên, người lao động trước Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV để ghi nhận những kiến nghị, đề xuất, tham gia góp ý đối với 3 dự án Luật (sửa đổi) liên quan mật thiết đến quyền lợi của người lao động.
Với chủ đề “Đêm hội Cồng chiêng Âm vọng Cội nguồn-Đoàn kết các dân tộc tỉnh Kon Tum”, tối nay (10/10), tại Nhà rông Kon Klor, phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum, , diễn ra “Đêm hội cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum”. Đây là một trong nhiều hoạt động chào mừng Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum lần thứ IV năm 2024.
Với chủ đề: “Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số-Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động”, sáng nay (1/10), tại thành phố Kon Tum, UBND tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị chuyển đổi số năm 2024.
Vừa qua VOV có bài phản ánh về vướng mắc, thiệt thòi của hàng trăm hộ dân xã Trà Vinh, tỉnh Quảng Nam sinh sống trên địa bàn xã Đắk Nên, tỉnh Kon Tum. Thực tế này đã kéo dài hàng chục năm khiến chính quyền cả 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam đều gặp khó trong công tác quản lý. Nhưng vấn đề lớn hơn là 235 hộ, gần 1.100 người dân đã không thể thụ hưởng những lợi ích chính đáng, vì nhiều chính sách đầu tư của Nhà nước dành cho vùng khó khăn đã không thể triển khai.
Hàng chục năm qua, hàng trăm hộ dân với hơn 1.000 người của tỉnh Quảng Nam sinh sống thành làng trên đất của tỉnh Kon Tum. Điều éo le này khiến người dân không được thụ hưởng các chính sách ưu đãi của nhà nước, còn chính quyền cả 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam đều gặp khó trong công tác quản lý về địa giới hành chính và dân cư.
Với phương châm “ai có gì góp nấy, ai có công góp công, ai có của góp của, ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít”, sáng nay (18/9), tại thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ phát động phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” với mục tiêu đến hết năm 2025 sẽ không còn hộ nghèo, cận nghèo phải sống trong những ngôi nhà tạm dột nát.
Sau 4 ngày tổ chức quyên góp, nhóm từ thiện ở tỉnh Kon Tum đã nhận được hàng chục tấn hàng hoá thiết yếu từ các đơn vị, doanh nghiệp và nhà hảo tâm ủng hộ. Chiều 15/9, đoàn xe tải chở hàng bắt đầu xuất phát từ tỉnh Kon Tum hướng về người dân vùng bão lũ tỉnh Tuyên Quang.
Trong những ngày này ở tỉnh Kon Tum, hoạt động quyên góp, ủng hộ người dân các tỉnh, thành phố phía Bắc bị thiệt hại do bão lũ nhận được sự quan tâm, chia sẻ của đông đảo cán bộ và người dân địa phương. Tại các trường học, với tinh thần “tương thân, tương ái”, các em học sinh và phụ huynh đang nhiệt tâm đóng góp nhằm sẻ chia mất mát, đau thương với người dân vùng bão lũ. Điều đáng quý hơn nữa là thông qua những hoạt động hướng về người dân vùng bão lũ, các em học sinh được giáo dục, nhân lên lòng nhân ái, sẻ chia, giúp đỡ đồng bào gặp hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn.
Đang phát
Live