Tại tỉnh Kon Tum phong trào “Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi” lan toả mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ, chế biến nông sản giúp các cựu chiến binh nâng cao đời sống và hỗ trợ hội viên hoàn cảnh khó khăn vươn lên thoát nghèo bền vững.
Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, đến nay tại 3 huyện vùng cao của tỉnh Kon Tum, gồm: Đăk Glei, Tu Mơ Rông và Kon Plông đã phát triển được hơn 4.100 héc-ta cây cà phê xứ lạnh. Từ hiệu quả thực tế của cây trồng này, tỉnh Kon Tum đang tiếp tục mở rộng diện tích, đồng thời có giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế cây cà phê xứ lạnh của tỉnh.
Kon Tum là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, hơn 54% dân số của tỉnh là người dân tộc thiểu số. Những năm qua, các chương trình đưa thông tin tới vùng dân tộc thiểu số của tỉnh được đặc biệt chú trọng và đã từng bước đạt được hiệu quả trong việc làm thay đổi tư duy, nếp nghĩ, cách làm của bà con.
Sau 6 năm triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), tỉnh Kon Tum đã từng bước tạo thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao mang đặc trưng, lợi thế, góp phần mở ra cơ hội liên kết trong xây dựng chuỗi sản xuất để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững.
Phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm gần đây tỉnh Kon Tum đẩy mạnh việc phát triển cây dược liệu với quyết tâm đưa tỉnh thành vùng dược liệu trọng điểm quốc gia và trở thành trung tâm sản xuất dược liệu lớn của cả nước vào năm 2025. Thực tế cho thấy việc phát triển cây dược liệu ở tỉnh Kon Tum đang mang lại lợi ích kép cho cả người dân và chính quyền vì vừa mang lại hiệu quả kinh tế lại vừa quản lý bảo vệ được rừng.
Tỉnh Kon Tum hiện có 17.000 hec-ta cây trồng ứng dụng công nghệ cao trong quá trình sản xuất. Cùng với tăng hiệu quả kinh tế, các mô hình nông nghiệp này còn là đòn bẩy đối với toàn tỉnh, mở ra tiềm năng du lịch canh nông, hướng tới nông nghiệp hiện đại và bền vững.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024- Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 hướng tới đồng bộ hệ thống logistics cấp quốc gia, quốc tế gắn với cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế- 3 dự án giao thông, kè chống lũ lụt với tổng mức đầu tư gần 3.000 tỷ đồng của tỉnh Kon Tum vẫn loay hoay với khâu giải phóng mặt bằng- Lần thứ hai, Trung Quốc khởi kiện EU liên quan đến luật áp thuế xe điện- Mạng xã hội TikTok lần đầu tiên đối mặt vụ kiện tập thể tại Pháp
Triển khai thực hiện từ năm 2020 đến năm 2025, 3 dự án giao thông, kè chống lũ lụt của tỉnh Kon Tum có tổng mức đầu tư gần 3.000 tỷ đồng, đang bị chậm tiến độ và hiện vẫn đang loay hoay với khâu giải phóng mặt bằng.
Trò chuyện với đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh về hành trình bước vào vũ trụ điện ảnh chuyển thể từ truyện của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh với tác phẩm “Ngày xưa có một chuyện tình”- Khám nét đẹp hấp dẫn của Cao nguyên Kon Hà Nừng, tỉnh Gia Lai- Điểm một số sự kiện đời sống văn hóa xã hội quốc tế đáng chú ý trong tuần
Thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum được ví như thiên đường xanh Tây Nguyên. Ở độ cao hơn 1.200m so với mực nước biển, khí hậu 4 mùa mát mẻ, có rừng nguyên sinh bao bọc xung quanh với nhiều hồ, thác, suối tạo nên bức tranh sống động, mang đến cho Măng Đen vẻ đẹp riêng nổi bật giữa Tây Nguyên đại ngàn. Huyện Kon Plông đang tích cực phát triển du lịch xanh hướng đến bền vững.
Đang phát
Live