- Nâng cao hiệu quả đầu tư công, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. - Phú Yên - Khánh Hòa: Liên kết để tạo động lực mới trong phát triển.
Khánh Hòa điều chỉnh quy hoạch, xây dựng cơ chế đặc thù phát triển khu kinh tế Vân Phong để đạt mục tiêu trở thành động lực cho cả khu vực.- Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đón nhận khai thác dòng khí đầu tiên mỏ Sư Tử Trắng, đánh dấu việc đưa công trình vào khai thác vượt tiến độ 16 ngày so với kế hoạch.- Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết về tình hình ở Myanmar, hối thúc quân đội nước này ngừng các hành vi bạo lực trong việc đối phó những người biểu tình ôn hòa.- Nhiều nước phải dừng tiêm chủng vaccine mũi 2 ngừa covid 19 do thiếu nguồn cung.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến còn phức tạp, để thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép”, cùng với thúc đẩy xuất khẩu, thì tăng cường, nâng cao hiệu quả đầu tư công là giải pháp quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, không chỉ năm 2021 này, mà giai đoạn trung hạn 5 năm 2021-2025. Qua nhiều hội nghị hội thảỏ, những mặt được tromg triển khai cách kế hoạch đầu tư công, cũng như hạn chế đã được đề cập, mổ xẻ. Căn bệnh “kinh niên” về giải ngân chậm- đã được khắc phục phần nào, như chúng ta đã chứng kiến, từ kết quả của năm 2020- nhưng vẫn còn tiếp diễn, cụ thể qua tiến độ giải ngân 5 tháng đầu năm. Giải pháp nào nâng cao hiệu quả đầu tư công, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế? Cùng bàn nội dung này với khách mời là GS.TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân, người vừa tái trúng cử đại biểu quốc hội khóa 15.
Trong Nghị quyết phiên họp CP thường kỳ tháng 5/2021, Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, địa phương khẩn trương xây dựng Đề án thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và rà soát, cập nhật kịch bản tăng trưởng, báo cáo Chính phủ trong tháng 6 năm 2021. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án đầu tư công 5 tháng đầu năm rất chậm (chỉ đạt 22% kế hoạch). Giá các loại vật liệu xây dựng liên tục tăng cao; thì từ cuối tháng 4, đợt dịch covid-19 lần thứ 4 diễn biến phức tạp ở nhiều tỉnh, thành phố tiếp tục ảnh hưởng lớn. Vậy đâu là dư địa cho tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm cần được điều chỉnh trước các diễn biến này? TS Nguyễn Đình Cung – Thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ, Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, bàn luận vấn đề này.
- Hưng Yên: Các dòng sông ô nhiễm nghiêm trọng do nước thải của các doanh nghiệp - Công tác bảo vệ môi trường chưa theo kịp tốc độ phát triển kinh tế - Giải đáp thắc mắc môi trường
Từ 5/7/2021, TPHCM chính thức cho phép bán căn hộ rộng chỉ từ 25m2.- Những tín hiệu tích cực cho tăng trưởng kinh tế, trong bối cảnh dịch bệnh.-Liên kết các sàn thương mại điện tử - đa dạng kênh tiêu thụ hàng Việt
Trong bài viết mới đây của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng về một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Tổng bí thư nêu rõ: Đưa ra quan niệm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá lý luận rất cơ bản và sáng tạo của Đảng ta, là thành quả lý luận quan trọng qua 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của thế giới. Đánh giá cao bài viết của Tổng bí thư, các chuyên gia kinh tế, nhà nghiên cứu luận giải cụ thể hơn về nhận định này. Ghi nhận của phóng viên Ngọc Diệu.
- Tăng trưởng tín dụng khởi sắc.- Cần các giải pháp hỗ trợ thiết thực hơn cho doanh nghiệp.-Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đề xuất được ưu tiên mua vaccine cho cán bộ công nhân viên, người lao động.- Giá vật liệu xây dựng tăng-Hàng loạt công trình có nguy cơ chậm tiến độ.
Từ ngày 2-5/6, tại thành phố Saint Petersburg, Nga sẽ tổ chức Diễn đàn Kinh tế Quốc tế Saint Petersburg 2021 lần thứ 24 (SPIEF-2021) để thảo các vấn đề của nền kinh tế toàn cầu và Nga, các vấn đề xã hội và phát triển công nghệ. Đây là lần đầu Diễn đàn được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kể từ khi bùng phát dịch Covid-19.
Nền kinh tế Australia đang tiếp tục phục hồi vững chắc với mức tăng trưởng đạt 1,8% trong quý I, vượt trội so với 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7).
Đang phát
Live