Là một mắt xích trong chuỗi cung ứng toàn cầu, kinh tế Việt Nam 2022 đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: GDP đạt 8,02%, thương hiệu quốc gia ngày càng thăng hạng, sức hút đầu tư của Việt Nam ngày càng lớn. Tuy nhiên, khó khăn, thách thức được dự báo sẽ ngày càng nhiều hơn - khi kinh tế quốc tế nhiều biến động, bất định. Việt Nam cần làm gì để từ điểm tựa kinh tế 2022 sẽ có tốc độ tăng trưởng tốt trong năm mới 2023 và giai đoạn tiếp theo?
Do những tác động nghiêm trọng của đại dịch COVID-19, ước tính nền kinh tế Việt Nam năm 2021 chỉ tăng trưởng ở mức 2,58%, thấp hơn năm ngoái và thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Nhằm phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, gói hỗ trợ phục hồi kinh tế có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, lên tới gần 350 nghìn tỷ đồng đã được Chính phủ trình Quốc hội trong kỳ họp bất thường lần thứ nhất khai mạc sáng 4/1 vừa qua. Gói hỗ trợ bao phủ toàn diện từ phòng chống dịch bệnh, tài khóa, tiền tệ, an sinh xã hội, cải cách thể chế. Đây được kỳ vọng là cú hích cho nền kinh tế vực dậy sau đại dịch. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nguồn lực này được đảm bảo đúng nơi, đúng lúc, tránh xảy ra sai sót, lãng phí.
Tiếp tục chương trình kỳ họp bất thường lần thứ nhất Quốc hội khóa 15, sáng nay, các đại biểu thảo luận về 1 dự án luật sửa 8 luật - được cử tri trông đợi sẽ gỡ vướng mắc về thể chế, đơn giản hóa thủ tục đầu tư- Chính phủ phê duyệt kế hoạch thực hiện hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực gọi tắt là RCEP- Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế đồng ý cấp giấy đăng ký lưu hành có điều kiện cho 03 thuốc chứa hoạt chất Molnupiravir chỉ định điều trị COVID-19
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Kết luận của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội khoá 15 về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, thời gian tới Chính phủ cần tập trung thực hiện có hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, gắn với thực hiện nhất quán mục tiêu kiểm soát lạm phát, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững, thực chất hơn.
Hôm nay 4/1, Quốc hội khóa XV khai mạc kỳ họp bất thường. Một trong những nội dung quan trọng của kỳ họp lần này là Quốc hội sẽ xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Quyết sách của Quốc hội sẽ tạo khung pháp lý để Chính phủ có công cụ đủ mạnh, điều hành nền kinh tế phục hồi và lấy lại đà tăng trưởng nhanh sau đại dịch.
Trong những ngày đầu năm mới khi thế giới đang tiếp tục hân hoan với những kỳ vọng lớn vào năm 2022 , các chuyên gia kinh tế Tạp chí uy tín Dờ Ga-điền (The Guardian) của Anh lưu ý 4 vấn đề chính mà nền kinh tế thế giới sẽ đối mặt trong năm 2022.
Vùng Đông Nam Bộ cần cơ chế để tạo đột phá về hạ tầng giao thông, đưa vùng kinh tế trọng điểm này cất cánh.- Thực hư thông tin tp Hải Phòng ghi nhận tới 1.800 ca mắc covid 19 trong ngày hôm qua và biện pháp ứng phó với dịch bệnh của thành phố trong tình hình mới.- Dự án cấp nước tưới trị giá 73 tỷ đồng ở huyện Cư M’ga, tỉnh Đắc Lắc sau hơn 1 năm quyết toán vẫn chưa thể hoạt động vì vỡ đường ống tới 13 lần.- Một chuyến tàu chở hàng đã khởi hành từ Cảng đường sắt quốc tế Nam Ninh Trung Quốc về Việt Nam. Đây là chuyến tàu hàng đầu tiên của Trung Quốc xuất sang Việt Nam sau khi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực RCEP có hiệu lực.- Thủ tướng Su-đăng tuyên bố từ chức sau cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng ở quốc gia này.
Năm 2021 là năm nền kinh tế Việt Nam gặp phải khó khăn chưa từng có. Tuy nhiên, nhìn chung kinh tế cả nước vẫn có những nhân tố tích cực, quan trọng để phục hồi tăng trưởng. Bước qua năm 2021 đầy khó khăn, biến động, năm 2022, nhiều tổ chức, định chế tài chính và giới chuyên gia tỏ ra lạc quan về triển vọng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, một câu hỏi được quan tâm vào lúc này là kinh tế năm 2022 sẽ cần thêm động lực gì để vượt khó?
Giai đoạn bình thường mới, thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ, đóng vai trò quan trọng thúc đẩy tiến trình phục hồi kinh tế. Làm thế nào để hoạt động này tiếp tục tăng trưởng tốt, giai đoạn hậu đại dịch – là nền tảng, động lực cho tương lai kinh tế số Việt Nam?
Mở bay quốc tế - cơ hội phục hồi kinh tế du lịch.- Những chia sẻ của Nguyễn Khánh Tâm, người vừa giành Huy chương Vàng Olympic Thiên Văn Quốc tế diễn ra tại Colombia
Đang phát
Live