Cần tăng cường đổi mới, sáng tạo nhằm cải thiện chất lượng tăng trưởng, đây là chủ đề được tập trung thảo luận tại hội thảo công bố Báo cáo “Kinh tế Việt Nam năm 2022 và triển vọng 2023” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tổ chức sáng nay tại Hà Nội. Báo cáo được thực hiện với sự hỗ trợ từ Chính phủ Đức thông qua Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô và Tăng trưởng xanh do Tổ chức Hợp tác phát triển Đức GIZ điều phối.
- Hỗ trợ doanh nghiệp “vượt khó” – thúc đẩy các mục tiêu tăng trưởng- Minh bạch thị trường trái phiếu - tạo đà phát triển thị trường BĐS- Mục tiêu điểm kinh tế địa phương: “Tây Nguyên: Mở đường lớn tới tương lai kinh tế xanh”.
Ngân hàng Thế giới (WB) hôm qua (10/1) công bố báo cáo Triển vọng Kinh tế toàn cầu, trong đó hạ dự báo tăng trưởng thế giới năm nay xuống còn 1,7%-mức chậm nhất kể từ năm 1993. Do ảnh hưởng của lạm phát cao, lãi suất tăng, nhiều nền kinh tế sẽ có mức tăng trường gần bờ vực suy thoái, trong khi một số nền kinh tế lớn của thế giới cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức.
Một trong những tin tốt đặc biệt đối với khu vực Tây Nguyên năm 2022 là chính phủ đã phê duyệt triển khai ở đây 9 dự án giao thông trọng điểm, vốn đầu tư 156 nghìn tỷ đồng. Tất cả đều triển khai trước năm 2030. Cùng với dự án cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột, được Quốc hội phê duyệt từ giữa tháng 6, và dự án đường Trường sơn Đông đang tiếp tục được triển khai, Tây Nguyên có 11 dự án, vốn đầu tư gần 180.000 tỷ đồng. Số lượng dự án cùng vốn đầu tư khổng lồ đang mở ra kỳ vọng giúp các tỉnh trong khu vực khai thông các tiềm năng lợi thế, xây dựng thành công một nền kinh tế xanh, tuần hoàn, trở thành vùng phát triển khá của cả nước.
Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban bí thư Võ Văn Thưởng dự chương trình “Xuân biên phòng ấm lòng dân bản” tại tỉnh Thừa Thiên Huế.-Chương trình “Đại hội Văn nghệ sinh viên - học sinh mừng Tết Quang Trung” do Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.-Năm 2023, Việt Nam sẽ phát triển kinh tế theo hướng xanh.-Đức bắt giữ nghi can khủng bố bằng chất hóa học theo kiểu Hồi giáo cực đoan.-Bão lớn tại Mỹ khiến hơn 330.000 ngôi nhà và cơ sở kinh doanh mất điện.
- Dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông: “Tăng tốc” ngay từ đầu năm mớiPhỏng vấn ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên thường trực Ủy ban kinh tế của Quốc hội về các yếu tố tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội 2023.- Tăng cường tham vấn doanh nghiệp trong thực thi cải cách môi trường kinh doanh.
“ Năm 2023 toàn ngành kế hoạch đầu tư tiếp tục phát huy những kết quả đạt được năm 2022 với truyền thống đoàn kết, bản lĩnh, trí tuệ, đổi mới cải cách, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao trình độ về mọi mặt, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Những bài học kinh nghiệm của năm 2022 sẽ được đúc rút và năm 2023 Bộ tiếp tục phấn đấu thực hiện nhiều nhiệm vụ mới, sứ mệnh mới mà Đảng, Chính phủ đặt lên vai. Đây vừa là vinh dự tự hào, vừa là trách nhiệm đối với đất nước”- Đây là những lời tâm huyết mà Bộ trưởng Bộ KHĐT phát biểu trong Hội nghị tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 vừa được tổ chức tại Hà nội. Bài viết của PV Xuân Lan:
Bịa đặt thông tin, bôi nhọ đời tư lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước- thủ đoạn “bình mới rượu cũ”- Xây dựng kế hoạch huy động vốn trái phiếu Chính phủ năm 2023 bám sát nhu cầu của ngân sách trung ương- Những yếu tố tác động đến giá dầu thế giới 2023- Hà Nội: Nhiều cơ hội việc làm thời vụ cho người lao động dịp trước Tết- Kinh tế Việt Nam 2023: Vượt thách thức - trên nền tảng tăng trưởng vượt trội năm 2022- Sau Twitter, tỷ phú Elon Musk “gặp khó” với Tesla
- Triển vọng, thách thức kinh tế Việt Nam 2023 trên nền tảng tăng trưởng vượt trội của năm 2022.-Khởi nghiệp sáng tạo - Kỳ vọng sức bật mới trong năm 2023.
Trong dòng chảy của thời gian, thế giới đã trải qua một năm 2022 với rất nhiều diễn biến hết sức bất thường, biến động nhanh và khó đoán định. Nhiều quốc gia vẫn đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch covid-19; Việc gián đoạn chuỗi cung ứng, giá cước vận tải và các mặt hàng nguyên liệu đầu vào thiết yếu cho sản xuất tăng vọt; Lạm phát cao ở nhiều nơi khiến người dân thắt chặt chi tiêu, tăng trưởng sản xuất - tiêu dùng chậm lại. Đặc biệt, cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ucraina leo thang, kéo dài dẫn đến thị trường năng lượng khủng hoảng. Nền kinh tế toàn cầu suy giảm, khả năng phục hồi chậm... Tất cả đều tác động không thuận tới nền kinh tế Việt Nam. Nhờ vào chủ trương, chính sách đồng bộ, mạnh mẽ, quyết liệt và linh hoạt, từ “ý Đảng” đến “lòng dân”, Việt Nam đã thành công trong chiến dịch tiêm chủng vaccin Covid-19, là cơ sở để hiện thực “mục tiêu kép”: vừa chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế đất nước; Cũng là cơ sở để vượt qua các thách thức từ bên ngoài tác động không thuận tới kinh tế, để có được những kết quả hết sức ấn tượng cho kinh tế Việt Nam trong năm 2022, tạo nền tảng tốt cho năm 2023 được dự báo còn nhiều khó khăn, thách thức, tác động nhiều chiều từ bên ngoài và cả nội tại - bên trong của nền kinh tế… “Kinh tế Việt Nam: Sẵn sàng tâm thế đón 2023” là chủ đề của Chương trình Kinh tế đặc biệt được VOV1 thực hiện - với sự tham gia của hai chuyên gia: TS Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh và ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Đang phát
Live