- Kỷ niệm 50 năm Ngày Trái đất.- Lo ngại suy giảm kinh tế toàn cầu do đại dịch covid-19.
"Chung sống an toàn để phát triển"- đó là thông điệp mà Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 như hiện nay. Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 đã nhấn mạnh 4 an toàn trong thời điểm này, đó là sản xuất an toàn, đi lại an toàn, đến trường an toàn và khám chữa bệnh an toàn. Vậy, sự điểu chỉnh ấy sẽ được thực hiện như thế nào? Người dân, doanh nghiệp sẽ thích ứng ra sao? Đây là nội dung được bàn luận với sự tham gia của khách mời là ông Nguyễn Sỹ Dũng, Nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và bà Phạm Ngọc Thủy, Phó GĐ Thường trực Văn phòng Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân.
Với việc 6 ngày qua cả nước không ghi nhận thêm ca nhiễm mới cho thấy, dịch Covid 19 có dấu hiệu lắng xuống. Trong cuộc họp với Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid 19 hôm 20/4 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, tình hình dịch bệnh có chuyển biến tốt hơn, cần phải nới lỏng từng bước cấp độ các biện pháp phòng chống dịch, nhưng phải có kiểm soát đúng mức để không xảy ra tình trạng chủ quan, coi thường khiến dịch bệnh có thể bùng phát trở lại.- Trên thế giới, nhiều nước dù số ca lây nhiễm vẫn tăng mạnh, nhưng đã bắt đầu nới lỏng các biện pháp hạn chế khôi phục nền kinh tế. Tuy nhiên, bài học từ một số nước sau khi nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch thì số ca nhiễm lại tăng mạnh trở lại là căn cứ để chúng ta phải xem xét để có những bước đi thật cẩn trọng, chắc chắn. Vậy, làm sao có thể khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội mà vẫn kiểm soát tốt dịch Covid 19?
- Hạn chế bất cập do Covid-19, nhiều công đoạn quản trị kinh doanh đang được số hóa.- Nhiều ý tưởng sáng tạo, nhiều công ty khởi nghiệp tiềm năng dựa trên nền tảng số.- Định hướng kinh tế số Việt Nam: vẫn cần nghiên cứu, hoàn thiện khung khổ pháp lý.
“Bao giờ cuộc sống trở lại bình thường?” có lẽ là một trong những câu hỏi được đặt ra nhiều nhất sau khi hàng loạt chính phủ trên thế giới triển khai biện pháp phong tỏa và hạn chế nhằm ngăn chặn sự lây lan của Covid-19. Đến nay, chưa có quốc gia nào công bố thời điểm dỡ bỏ các biện pháp này, nhưng đã có một số nước bắt đầu nới lỏng một vài biện pháp giảm áp lực cho nền kinh tế. Thực tế này cũng đang đặt ra bài toán khó trong việc đảm bảo cân bằng vừa chống dịch, vừa khôi phục hoạt động kinh tế của hầu hết các nước trên thế giới.
- Hôm nay, Ban chỉ đạo Quốc gia chống dịch Covid-19 trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Chỉ thị mới trong phòng chống dịch.- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường sẽ kiểm tra thông quan hàng hóa nông sản ở một số cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.- Cả nước có gần 8 triệu người khuyết tật và đa phần trong số họ đang gặp nhiều khó khăn trong đại dịch Covid-19, cần sự sẻ chia, giúp đỡ.- Tổng thống Donald Trump vẫn công bố kế hoạch mở cửa trở lại nền kinh tế Mỹ cho dù quốc này đang ghi nhận số ca mắc và tử vong do Covid-19 ở mức kỉ lục. Trong khi đó, Trung Quốc quyết định thông qua các chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt để phục hồi nền kinh tế.- Bình luận: “Tổ chức kì thi THPT Quốc gia 2020 cần thận trọng và công bằng”.
Sau hơn 1 tháng đóng cửa để kiềm chế tốc độ lây lan của virus SARS CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, đến nay, một số nước trên thế giới bắt đầu nới lỏng các biện pháp hạn chế phong tỏa, nhằm giảm sức ép lên nền kinh tế. Mới nhất, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng vừa công bố các chỉ dẫn mở cửa nền kinh tế. Mặc dù các biện pháp nới lỏng được thực hiện một cách thận trọng, song nhìn vào bản đồ dịch Covid-19 đang lây lan trên khắp thế giới, nhiều câu hỏi đang đặt ra, chẳng hạn như những bước đi như vậy có rủi ro như thế nào và những quyết định nới lỏng được tính toán dựa trên cơ sở? Cùng bàn về chủ đề này, biên tập viên Thanh Huyền trao đổi với PV Phạm Huân – thường trú tại Mỹ và phóng viên Quang Dũng – thường trú tại Pháp.
- Việt Nam tham dự Hội nghị trực tuyến về COVID-19 trong khuôn khổ Liên minh vì chủ nghĩa đa phương.- Đại diện Tổng cục Hải quan nói gì trước nghi vấn thiếu minh bạch trong thực hiện thủ tục đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu 400.00 tấn gạo?- Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Công Thương, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ về đăng ký mở tờ khai xuất khẩu gạo trước ngày 18/4.- Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình khởi tố vụ án, khởi tố, bắt tạm giam 4 bị can để điều tra hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ liên quan đến Nguyễn Xuân Đường (hay còn gọi là Đường Nhuệ).- Điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nga Putin khẳng định sự đoàn kết hợp tác, ủng hộ lẫn nhau giữa hai nước trong dịch bệnh.- Bài bình luận: “Linh hoạt chuyển trạng thái của đời sống và sản xuất kinh doanh”.
Dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng toàn diện đến tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tại nước ta, tác động của dịch bệnh Covid-19 khiến GDP quý 1 chỉ tăng 3,82%. Tuy đây là mức tăng trưởng cao so với khu vực, nhưng lại là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2011. Mức tăng trưởng của các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, tiêu dùng đều giảm mạnh. Các doanh nghiệp như xây dựng, bất động sản, hàng không, thương mại, xuất khẩu... đều gặp khó khăn. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, tham gia hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, trong khi quá trình cơ cấu lại nền kinh tế còn chậm, năng lực nội tại, tính tự chủ và khả năng chống chịu của nền kinh tế, của các doanh nghiệp trong nước trước những biến động của thế giới còn hạn chế, tác động của dịch Covid-19 được nhận định ảnh hưởng toàn diện đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh là một trong những giải pháp hiệu quả, phù hợp, cần thực hiện ngay lúc này để đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm 2020.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 14/04 cho biết, ông sẽ làm việc với tất cả 50 Thống đốc để “mở cửa lại” các bang và tuyên bố điều này ở một số bang có thể diễn ra thậm chí trước ngày 01/05. Tin của Phạm Huân, phóng viên Đài TNVN thường trú tại Mỹ.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)