- Quản lý nguy cơ từ các ca tái dương tính Covid-19.- Đảm bảo điện cho sản xuất, kinh doanh và đời sống để vừa chống dịch Covid-19 vừa phát triển kinh tế - xã hội.- Gián đoạn vì Covid-19: ngành dạy nghề đổi mới tuyển sinh, đào tạo và cơ hội cho các học viên.- Bluezone: Ứng dụng bảo vệ mình, bảo vệ cộng đồng.- 5 bộ phim chiếu miễn phí nhân dịp ngày 30/04.
Sau gần 1 tuần thực hiện việc “nới lỏng giãn cách xã hội” theo Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ, kể từ ngày 23/4 đến nay, các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong phạm vi cả nước đã dần trở lại, nhiều cửa hàng, trung tâm thương mại, dịch vụ… ở các tỉnh, thành phố lớn hoạt động trở lại những ngày qua. Nhiều cơ quan, công xưởng sản xuất đã bắt đầu lên kế hoạch tăng tốc sản xuất - bù lại cho những thời điểm phải tạm dừng, giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19. Việc đảm bảo điện an toàn, thông suốt cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân ra sao, đặc biệt trong bối cảnh các nguồn điện từ thủy điện đang gặp khó khăn vì khô hạn, và đây vẫn đang là thời điểm nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện tăng cao ở khu vực miền Nam và cũng bắt đầu mùa nóng ở miền Bắc và miền Trung? Khách mời là ông Vũ Xuân Khu - Phó Giám đốc Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia (A0) cùng bàn luận về nội dung “Giải pháp đảm bảo điện cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống trong bối cảnh “bình thường mới” - để tập trung cho mục tiêu kép: vừa chống dịch Covid-19 vừa phát triển kinh tế - xã hội”.
- Giải pháp đảm bảo điện cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống trong bối cảnh “bình thường mới” – để tập trung cho mục tiêu kép: vừa chống dịch Covid-19 vừa phát triển kinh tế - xã hội.- Trung Quốc muốn biến những cái không hợp pháp thành hợp pháp!- Hướng tới Ngày Quốc tế lao động (1/5): Gia nhập Công ước 105 - Tiến tới xóa bỏ hoàn toàn lao động cưỡng bức.
Trên “mặt trận” chống dịch Covid-19, nước ta đã có những thắng lợi ban đầu. Chuyển sang giai đoạn “bình thường mới”, là tái khởi động sản xuất và sinh hoạt trong bối cảnh sống chung với nguy cơ có người nhiễm Covid-19, nhưng không để bùng phát thành dịch. Yếu tố then chốt cho sự phục hồi, đột phá kinh tế sau dịch Covid-19, bên cạnh những gói hỗ trợ, “cấp cứu” kịp thời, thì chính là việc đẩy mạnh cải cách thể chế kinh doanh trong tình hình mới. Biên tập viên Ngọc Diệu có bài bình luận về nội dung này.
- Nâng cao giá trị kinh tế và thương hiệu nông sản từ chất lượng giống.- Hướng đi nào cho tiêu thụ vải thiều trong dịch Covid-19?- Phỏng vấn ông Nguyễn Hồng Sơn về kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh trên lúa.- Tỉnh Lai Châu tập trung khắc phục thiệt hại do mưa đá, giông lốc.
Đại dịch Covid-19 đang tàn phá nền kinh tế các nước châu Âu với khả năng suy thoái trong năm 2020 gần như không thể tránh khỏi. Theo dự báo mới nhất của Cao ủy Phụ trách Công nghiệp Liên minh châu Âu Thierry Breton, nền kinh tế của khối có thể suy giảm từ 5-10%, tương đương 7,5% tổng sản phẩm quốc nội. Trước những ảnh hưởng tiêu cực của Covid-19, các nước châu Âu đã thông qua gói cứu trợ khẩn cấp hơn 500 tỷ Euro và đang cố gắng thành lập quỹ phục hồi kinh tế dự kiến hơn 1.000 tỷ Euro. Dù vậy, các nước châu Âu vẫn bất đồng sâu sắc về việc sử dụng các quỹ cứu trợ này như thế nào.
Tại buổi họp về tình hình kinh tế - xã hội quý 1 và phương hướng quý 2 năm 2020 của TPHCM diễn ra chiều 24/4, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong cho biết, TPHCM đang phải đối mặt với các khó khăn thách thức khi dịch bệnh sẽ tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế vào quý 2. Tin của phóng viên Hà Khánh, thường trú tại TPHCM.
- Hôm nay là ngày thứ 8 liên tiếp nước ta không ghi nhận ca mắc mới Covid-19. Dịch bệnh đã khiến gần 5 triệu lao động phải ngừng việc và mất việc, kéo tỷ lệ người có việc làm quý 1 năm nay xuống thấp nhất 10 năm.- Trước một số thông tin về việc tỉnh Quảng Ninh đầu tư mua hệ thống máy xét nghiệm virus SARS-CoV-2 cao hơn nhiều lần so với giá thực tế, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh khẳng định, đây là thông tin không chính xác.- Mưa đá, lốc, sét tại các tỉnh miền núi Tây Bắc đã làm 5 người chết, 12 người bị thương.- Cựu Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son bị đề nghị y án tù chung thân về tội nhận hối lộ và vi phạm các quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng.- Mỹ vẫn là tâm dịch Covid-19 với gần 50.000 người tử vong, chiếm 50% số ca tử vong trên toàn cầu.- Liên minh Châu Âu chuẩn bị kế hoạch trị giá hàng nghìn tỷ Euro để phục hồi kinh tế.- Quan hệ giữa Mỹ và Iran căng thẳng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ thị Hải quân nước này "bắn hạ" các tàu của Iran nếu "có hành động khiêu khích" tại vùng Vịnh.
Hơn 80% bệnh nhân mắc Covid-19 đã khỏi bệnh, gần tuần qua chúng ta chưa ghi nhận ca mắc mới. Đây cũng là kết quả sau 2 đợt cao điểm thực hiện Chỉ thị 16 về giãn cách xã hội. Với quan điểm kiểm soát được dịch bệnh, tiến tới chung sống an toàn, thúc đẩy sự điều chỉnh tích cực của xã hội, các địa phương cần có những hoạt động ra sao để vừa đảm bảo phòng chống dịch bệnh, vừa đảm bảo được đời sống cho người dân. PV Thúy Ngà phân tích.
Không chỉ có những công ty, doanh nghiệp đang tìm cách trụ được hoặc vực dậy sản xuất kinh doanh, cũng không chỉ có những công ty, doanh nghiệp đang biết biến nguy thành cơ – với sức bật mạnh mẽ trong giai đoạn nhiều khó khăn hiện tại; thương trường còn ghi nhận nhiều doanh nhân-doanh nghiệp tiềm năng khi họ đã sớm vận dụng những thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 vào sản xuất kinh doanh. Sức sáng tạo của họ đang được kỳ vọng không chỉ đóng góp cho tăng trưởng kinh tế thời hậu dịch, mà sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam nhanh chóng tiếp cận với công cuộc số hóa. Đó là các cá nhân, doanh nhân trẻ với những dự án - những công ty khởi nghiệp dựa trên “nền tảng số”:
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)