Việc giải quyết khiếu kiện khiếu nại tố cáo liên quan đến đất đai luôn là vấn đề được các cấp chính quyền địa phương đến trung ương hết sức quan tâm vì liên quan đến tốc độ thực hiện các dự án, liên quan đến quyền lợi sát sườn của người dân. Một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra những vụ việc khiếu kiện liên quan đến đất đai trong thời gian gần đây là do quy định về giá đất còn nhiều mâu thuẫn dẫn đến khi thực hiện, chính quyền địa phương còn lúng túng. Chính điều này đã dẫn đến những vụ việc khiếu kiện kéo dài.
Khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp đang nổi lên như là “một hiện tượng nhức nhối” trong xã hội. Giải quyết vấn đề này đòi hỏi có các giải pháp đồng bộ, cùng sự tham gia của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương. Theo các chuyên gia, khâu quan trọng nhất trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo là cần làm tốt việc tiếp công dân, đối thoại với người dân. Việc tổ chức đối thoại trực tiếp với người dân là một trong biện pháp hiệu quả để rút ngắn khoảng cách giữa chính quyền với dân. Từ đó, tìm ra nút thắt, giải quyết đúng pháp luật việc khiếu nại, tố cáo của người dân. Qua đó, hạn chế công dân khiếu kiện đông người, vượt cấp lên Trung ương.
- Giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại tố cáo phức tạp, kéo dài - Nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ
Năm 2023, công dân trực tiếp đến các Bộ, ngành để khiếu nại tố cáo, kiến nghị, phản ánh tăng mạnh, nhất là về số lượng đoàn đông người tăng 296%, cho thấy hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại tố cáo ở cơ sở còn hạn chế, tình hình công dân khiếu kiện lên các cơ quan ở Trung ương vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Thảo luận tại hội trường Quốc hội sáng nay “về kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2023”, các đại biểu Quốc hội đề nghị, Chính phủ cần rà soát, làm rõ nguyên nhân để có giải pháp xử lý dứt điểm các vụ việc khiếu nại tố cáo tồn đọng phức tạp, kéo dài.
Hôm nay, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2023.- Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) thông qua nghị quyết vinh danh và cùng tham gia kỷ niệm 300 năm ngày sinh của danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. - Những trường học hạnh phúc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Ninh Thuận.- Triều Tiên tuyên bố phóng thành công vệ tinh trinh sát mới.- Báo động tình trạng trầm cảm gia tăng trong nhóm dân số ở độ tuổi 25-40 của Thái Lan.
Luật Tố tụng hành chính có hiệu lực từ 1-7-2011 cho phép người dân có thể khởi kiện ra tòa án hành chính mà không cần phải qua thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại (thủ tục tiền tố tụng) nếu xét thấy hành vi hành chính hay quyết định hành chính của cơ quan nhà nước, ngưòi có thẩm quyền xâm hại đến lợi ích hợp pháp của mình... Vậy nhưng qua thực tế giải quyết án hành chính vừa qua, việc người dân thực hiện quyền khiếu kiện vụ án hành chính không phải lúc nào cũng được Toà thụ lý và giải quyết.
Liên quan đến vụ việc giáo viên tên V.T.N.H tại TP.HCM uống thuốc tự tử ngay tại cuộc họp hội đồng để phản đối quyết định kỷ luật, UBND Quận 7 đã có báo cáo về kết quả giải quyết tố cáo trước đó của cô giáo này.
Ban Bí thư ra Chỉ thị về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khí tượng thủy văn đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.- Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đề nghị Chính phủ xử lý hiệu quả khiếu nại, tố cáo, nhất là khiếu nại tố cáo về đất đai.- TPHCM có văn bản khẩn gửi các tỉnh giáp ranh để lấy ý kiến về phương án tổ chức giao thông, chuẩn bị cho việc mở cửa trở lại nền kinh tế từ ngày mai.- Philippin đệ trình 3 công hàm ngoại giao phản đối các hoạt động trái pháp luật của Trung Quốc ở Biển Đông.- Bộ trưởng Ngoại giao Israel có chuyến thăm lịch sử tới Bahrain.
Một trong bốn chuyên đề giám sát được Quốc hội khóa 15 lựa chọn là giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo từ ngày 1/7/2012 đến ngày 1/7/2021. Đây là nội dung thiết thực bởi mặc dù Luật tiếp công dân và Luật khiếu nại, Luật tố cáo đã được hoàn thiện song trong thực hiện còn nhiều vấn đề đặt ra. Ở nhiều nơi, công tác này chưa được quan tâm chú trọng dẫn đến nhiều vụ việc bức xúc vẫn xảy ra. Chuyên đề giám sát được Quốc hội lựa chọn sẽ đi sâu tìm hiểu nguyên nhân và đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Tại phiên họp thứ hai của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 15, khi cho ý kiến về báo cáo tình hình giải quyết, trả lời kiến nghị cử tri; kết quả tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội, nhiều đại biểu đề nghị, Quốc hội cần tiếp tục đổi mới công tác dân nguyện để tăng cường giám sát, truy đến cùng trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo kéo dài.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live