
Hôm nay, 31/8, đánh dấu thời hạn chót để Mỹ và liên quân kết thúc sơ tán và rút quân hoàn toàn khỏi Afghanistan. Đồng nghĩa, quốc gia Nam Á này sẽ chính thức bước sang một giai đoạn mới, dưới sự kiểm soát hoàn toàn của lực lượng Taliban. Tuy nhiên, ngay trước thời hạn chót, tình hình tại đây vẫn vô cùng hỗn loạn và rối ren với loạt vụ tấn công, đánh bom liều chết. Các diễn biến này khiến dư luận càng thêm hoài nghi về tương lai của Afghanistan, khi còn chưa thể ổn định đất nước đã phải chồng chất thêm các mối lo khủng bố. Lúc này, mô hình chính quyền mới, sự công nhận của quốc tế, mối quan hệ giữa Taliban với các nước... là hàng loạt vấn đề mà dư luận đặc biệt quan tâm.
Ba Lan đang đối mặt với khủng hoảng nguồn lực y tế, nhiều cơ sở y tế địa phương đã buộc phải đóng của do thiếu nhân viên y tế.
Biến thể virus SARS CoV-2 mang tên Delta lần đầu được phát hiện tại Ấn Độ đang làm khuyên đảo cuộc chiến chống dịch Covid-19 của thế giới, trong đó bao gồm cả khu vực Đông Nam Á. Hiện các nước trong khu vực đang triển khai nhiều biện pháp đối phó được cho “cứng rắn nhất” từ trước đến nay để ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh.
Nhiều quốc gia Đông Nam Á đang “chật vật” ứng phó với làn sóng COVID-19 thứ 3 có sức tàn phá vô cùng khủng khiếp. Biến chủng Delta khiến số ca nhiễm mới và tử vong trong khu vực tăng cao kỷ lục, giáng mạnh vào các hệ thống y tế đang bị quá tải. Ráo riết thực hiện các biện pháp phòng dịch, các nước cũng đang tìm cách đa dạng nguồn cung vắc-xin, đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng như “tấm lá chắn” phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay.
Vụ ám sát Tổng thống Haiti gây chấn động hồi tuần trước không còn là chuyện nội bộ của quốc gia vùng Caribe này mà đã trở thành một vấn đề quốc tế. Những âm mưu mờ ám phía sau vụ việc đang được điều tra, trong khi đó, tình trạng tranh giành quyền lực được cho sẽ gây thêm bất ổn chính trị ở quốc gia lâu nay vẫn hỗn loạn, khiến chính phủ nước này lên tiếng kêu gọi Mỹ và Liên Hợp Quốc hỗ trợ. Nguy cơ Haiti rơi vào hỗn loạn đang là kịch bản được cảnh báo nhiều nhất. Điều này đã làm gợi nhớ lịch sử chính trường đẫm máu hàng thế kỷ ở Haiti.
- Dịch Covid-19: Doanh nghiệp du lịch đối diện khủng hoảng lao động - Xoay sở giữ chân nhân viên trong mùa dịch - Những lớp ôn luyện miễn phí từ tấm lòng của người thầy vùng cao
Cùng với những điểm nóng xung đột Israel-Palestine, ngày chiến thắng Phát xít ở Nga, thông tin về diễn biến đại dịch COVID19 tại các quốc gia tiếp tục thu hút sự quan tâm của dư luận. Tính đến sáng nay, trang thông tin Worldemerter cho biết đã có 159 triệu người nhiễm COVID19 trên toàn cầu, trong đó hơn 3,3 triệu người tử vong. Một thông tin rất không vui đó là số ca nhiễm mới không ngừng tăng ở nhiều quốc gia châu Á, mà tâm điểm là Ấn độ với đỉnh dịch đang sắp chạm ngưỡng trong một hai ngày tới. Giới chuyên môn đang mô tả làn sóng đại dịch COVID19 như một cuộc khủng hoảng y tế mới có thể sẽ nhấn chìm các quốc gia, đặc biệt là châu Á nếu không dồn toàn lực để chống dịch ở thời điểm hiện nay.
“Đoàn kết – Sáng tạo – Vượt khó – Phát triển”, chủ đề của tháng công nhân năm nay, trong đó đảm bảo quyền lợi và quan tâm, chăm lo đời sống công nhân lao động, được các cấp công đoàn triển khai, trước ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.- Thế giới mất đi 255 triệu việc làm toàn thời gian trong năm qua, gần gấp 4 lần số việc làm bị giảm sút trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009.- Nhiều tổ chức, cơ quan truyền thông quốc tế đánh giá cao các biện pháp chống dịch Covid-19 hiệu quả đã hỗ trợ nền kinh tế Việt Nam phát triển. Trong tháng 4 vừa qua, Việt Nam tăng 4 bậc so với tháng trước đó trong Bảng xếp hạng theo tháng của Bloomberg.- Các địa phương đẩy mạnh công tác truy vết, giám sát, phát hiện sớm người liên quan và người có triệu chứng Covid-19.- Ngày cuối cùng trong tháng Chủ tịch của Việt Nam, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc họp trực tuyến về tình hình tại Myanmar.- Ấn Độ ghi nhận thêm hơn 400.000 ca dương tính với viruts Sar Covid-2 trong 1 ngày, trong khi vắc-xin đang thiếu hụt, khiến nước này không thể bắt đầu chiến dịch tiêm vắc-xin quy mô lớn cho người trưởng thành từ 1/5.
Ngày 24/4, tại thủ đô Jakarta, Indonesia, lãnh đạo các nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ nhóm họp trực tiếp nhằm thảo luận về các nỗ lực xây dựng cộng đồng, quan hệ đối ngoại và các vấn đề khu vực, trong đó có cuộc khủng hoảng tại Myanmar. Kế hoạch tổ chức Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN này đã được nước chủ nhà Indonesia thúc đẩy trong vài tuần qua, với sự ủng hộ của Malaysia, Brunei, Singapore và Philippines. Brunei nhận vai trò Chủ tịch ASEAN năm nay, đã lên tiếng ủng hộ tổ chức hội nghị thảo luận về các diễn biến tại Myanmar và cho biết đã yêu cầu các quan chức chuẩn bị cho cuộc họp này tại Jakarta. Trong một tuyên bố chung với Malaysia, Brunei cho biết cả hai nước đã yêu cầu các bộ trưởng và quan chức cấp cao của mình tiến hành “các bước chuẩn bị cần thiết cho cuộc họp sẽ được tổ chức tại Ban Thư ký ASEAN ở Jakarta, Indonesia”. Trước đó, tháng 3 vừa qua, bộ trưởng ngoại giao 10 nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã họp trực tuyến đặc biệt thảo luận về cuộc khủng hoảng chính trị tại Myanmar.
- Trẻ em Philippines và cuộc khủng hoảng học tập trong đại dịch - Singapore xem xét mở rộng khu vực cấm hút thuốc
Đang phát
Live