Giới chuyên gia toàn cầu dự đoán, giá khí đốt trong năm 2025 sẽ tăng trên tất cả các thị trường toàn cầu lớn, sau đó giảm vào năm 2026-2027 nhưng vẫn cao hơn gấp đôi so với mức trung bình của thập kỷ trước. Châu Âu sẽ chứng kiến giá khí đốt tăng vừa phải trong năm nay, trong khi mức tăng đáng kể nhất dự kiến ở Mỹ.
Giá khí đốt ở châu Âu tăng vọt trong vài ngày trở lại đây sau khi Ukraine từ chối gia hạn hợp đồng với công ty dầu khí Nga Gazprom cho phép xuất khẩu khí đốt qua lãnh thổ của mình. Thời tiết lạnh giá cùng với mức trữ lượng sụt giảm tiếp tục tác động mạnh đến giá năng lượng khiến Liên minh châu Âu lo lắng.
Với việc hợp đồng quá cảnh khí đốt qua Ucraina hết hạn, thời kỳ thống trị thị trường khí đốt châu Âu của Nga cũng kết thúc ngay vào ngày đầu Năm mới 2025. Tuy nhiên, đối với nhiều nước châu Âu, việc tìm kiếm các nguồn cung giá rẻ thay thế dòng khí đốt từ Nga không phải là việc dễ dàng.
Theo thông báo của phía Ukraine, từ ngày mai, nước này sẽ ngừng trung chuyển khí đốt từ Nga, ảnh hưởng đến việc nhập khẩu khí đốt từ Nga của Slovakia. Đáp trả, Ukraine tuyên bố sẽ dừng cung cấp điện cho Ukraine. Nếu hai bên cùng thực hiện các bước đi này, hậu quả về kinh tế sẽ rất lớn, và đặc biệt khó khăn cho Ukraine trong cuộc xung đột với Nga khi mùa đông đang đến gần. Không chỉ là câu chuyện giữa hai quốc gia, tranh cãi giữa Ukrainevà Slovakia còn tiềm ẩn nguy cơ làm rạn nứt khối đoàn kết châu Âu khi Slovakia vừa là thành viên của Liên minh châu Âu, vừa là thành viên của NATO nhưng lại phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung cấp khí đốt của Nga. Thậm chí có ý kiến còn cho rằng Slovakia có thể trở thành một “mặt xích yếu” trong thời điểm châu Âu đang cần khẳng định sự ủng hộ với Ukraine sau khi Mỹ có Tổng thống mới. Cuộc trao đổi với nhà báo Nguyễn Đăng Phát, chuyên gia phân tích các vấn đề quốc tế làm rõ hơn nội dung này.
Chính quyền khu vực ly khai Transnistria của Moldova hôm qua đã cắt nguồn cung khí đốt cho một số cơ quan nhà nước. Quyết định đưa ra chỉ 2 ngày trước khi thoả thuận cho phép khí đốt của Nga quá cảnh qua Ukraine hết hạn vào ngày mai (31/12). Chính phủ Ukraine trước đó đã từ chối gia hạn thoả thuận, đặt Moldova và một số quốc gia thành viên Liên minh châu Âu vẫn phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt của Nga trước những lựa chọn khó khăn.
Theo nhà cung cấp Gazprom và nhà điều hành hệ thống Eustream, xuất khẩu khí đốt của Nga sang châu Âu thông qua Ukraine vẫn ổn định, cũng như các đề xuất cung cấp khí đốt cho Áo từ Slovakia.
Công ty năng lượng Gazprom vẫn đang vận chuyển khí đốt tự nhiên tới châu Âu qua Ukraine ở mức bình thường dù cắt đứt quan hệ với một trong những đối tác lâu năm nhất của mình là OMV - nhà cung cấp năng lượng lớn nhất của Áo.
Các bên mua khí đốt của châu Âu đang tiến gần đến một thỏa thuận thương mại với Azerbaijan để duy trì dòng khí đốt tự nhiên vào lục địa này sau khi thỏa thuận trung chuyển giữa Nga và Ukraine sẽ hết hạn vào cuối năm.
Ngày 15/10, Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Peter Szijjarto cho biết Budapest và công ty khí đốt nhà nước Gazprom của Nga đang đàm phán về việc mua thêm khí đốt vào năm tới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm tỉnh Prahova của Rumani.- Bộ Tài chính đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương tập trung giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.- Iran phóng vệ tinh trong bối cảnh gia tăng căng thẳng tại khu vực Trung Đông.- Cháy lớn tại tổ hợp sản xuất khí đốt tỉnh Leningrad, Liên bang Nga.
Đang phát
Live