- Doanh nghiệp chủ động thích ứng, bản lĩnh, sáng tạo - Góp phần hiện thực hóa Khát vọng Việt Nam 2045.- Tăng cường quản lý thị trường, ngăn ngừa tình trạng sản xuất, kinh doanh xăng dầu giả.- Triển vọng đột phá quan hệ Mỹ - Hàn dưới thời Tổng thống Joe Biden.- Phỏng vấn ông Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam về Bầu cử quốc hội khóa 15: Giám sát chặt chẽ để lựa chọn đại biểu Quốc hội thật sự xứng đáng.- Quảng Ninh: Thiếu nguồn nhân lực khi tái khởi động ngành du lịch.
Giảm nghèo bền vững được Đảng bộ các tỉnh Tây Bắc xác định là một trong những nhiệm vụ then chốt và xuyên suốt. Nhờ nỗ lực bền bỉ, với cách làm đa dạng, phù hợp với thực tiễn địa phương, nên tỷ lệ hộ nghèo của các tỉnh trong khu vực đã giảm bình quân 4% mỗi năm. Tuy thế, Tây Bắc hiện vẫn được coi là “lõi nghèo” của cả nước. Vì vậy, việc giảm nghèo nhanh và bền vững vẫn đang được các địa phương triển khai tích cực, nhằm đáp ứng mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ, nhiệm kỳ 2020 – 2025 và Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đặt ra. Phản ánh của Thu Thùy, PV VOV Tây Bắc:
- Tuổi trẻ với khát vọng và sáng tạo góp phần xây dựng quê hương đất nước.- Công thức đặc biệt làm ra chiếc bánh mỳ dài Baguettea tại nước Pháp.- Ngôi chùa ở cố đô tại đất nước Mianma.
- Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Khát vọng – Tỏa sáng” chào mừng thành công Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13.- Hà Nội, Quảng Ninh và Bình Dương phát hiện 6 ca mắc mới COVID-19.- Do các ca bệnh tiếp tục gia tăng, tỉnh Quảng Ninh phong tỏa toàn bộ thị xã Đông Triều từ 0 giờ 3/2/2021.- Tại Hải Dương, vì một học sinh 4 tuổi nhiễm virus SARS-COVI-2, 75 trẻ và 10 cô giáo một trường Mầm non ở thị xã Kinh Môn phải cách ly tập trung tại trường.- Iran trả tự do cho thủy thủ đoàn của tàu Hàn Quốc, trong đó có công dân Việt Nam>,br>- Google phải trả gần 4 triệu đôla để dàn xếp cáo buộc phân biệt đối xử với nữ giới và người châu Á.
Việt Nam - Điểm sáng hiếm hoi trên toàn cầu về tăng trưởng và phục hồi kinh tế, an sinh xã hội được đảm bảo. Những quyết sách của Đảng, sự điều hành của Chính phủ, cùng sự đồng lòng, chung sức của toàn hệ thống chính trị- chúng ta đã vượt qua bao khó khăn do dịch bệnh, thiên tai gây ra, đạt được mục tiêu kép: Chống dịch thành công, giữ được tăng trưởng kinh tế và tạo đà, sức bật phục hồi sau dịch, an sinh xã hội được đảm bảo. Cùng nhìn lại những thành tựu đạt được của đất nước trong năm 2020, tạo tâm thế vững chắc bước vào năm 2021 - năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, năm đầu tiên của Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 2021 – 2025. Khách mời của Chương trình: - Tiến sỹ Nguyễn Viết Chức- Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục – Thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội. - Ông Phạm Đình Đoàn – Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái, Phó Chủ tịch Hội đồng Trung ương các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam.
- Năm 2021 - năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng: Năm tiến hành Đại hội lần thứ 13 của Đảng; năm đầu quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội, cũng là năm tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khoá 15 và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.- Vượt qua rất nhiều khó khăn trong năm 2020, đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID19, chúng ta vẫn hoàn thành khá toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra với nhiều điểm mới vượt trội và dấu ấn nổi bật. Việt Nam được bạn bè quốc tế đánh giá cao, được coi là điểm sáng về phòng, chống dịch bệnh và phát triển kinh tế - xã hội.- Năm mới 2021, chính phủ xác định chủ đề công tác là: “Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới sáng tạo, khát vọng phát triển”.- Những chính sách hỗ trợ thiết thực cùng không khí hăng say lao động ở các địa phương, các ngành để tạo đà, đón nhận những thành tựu mới của đất nước trong năm nay.- Các hoạt động chào đón năm mới ở các địa phương trên cả nước cũng như các nước trên thế giới.
Trong bối cảnh phòng chống dịch COVID-19 và chuyển đổi cuộc sống sang trạng thái bình thường mới, Việt Nam thuộc nhóm quốc gia dẫn đầu trong chuyển đổi số thời COVID-19. Riêng trong năm qua, cả nước có thêm 13.000 doanh nghiệp công nghệ số ra đời, nhiều doanh nghiệp công nghệ Việt đã tạo ra những sản phẩm Make in Vietnam có giá trị vượt bậc. Thông điệp mà Chính phủ đưa ra, đó là: Không “Make in Việt Nam”- không thể tự cường. Thông điệp này khẳng định, Việt Nam sẽ không chọn làm đại công xưởng của thế giới, sẽ không phải thị trường 100 triệu người làm thuê, là gia công, là lắp ráp… mà Việt Nam sẽ vươn lên gia nhập nhóm người dẫn đầu. Vậy với mục tiêu có 100.000 doanh nghiệp công nghệ số vào năm 2025 thì chúng ta sẽ phải làm gì? Và đâu sẽ là những thách thức mà chúng ta cần vượt qua để hiện thực hóa khát vọng đó?
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự chương trình giao lưu nghệ thuật với chủ đề “Hồ Chí Minh- Hành trình khát vọng”.- Giờ chưa phải là thời điểm thích hợp để công bố hết dịch COVID-19 khi nguy cơ bên ngoài vẫn còn, nhưng sẽ tiếp tục nới lỏng thêm các biện pháp hạn chế để sản xuất kinh doanh và cuộc sống của người dân được trở lại bình thường. Đây là ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp của Ban chỉ đạo quốc gia về ứng phó với dịch COVID-19.- Ngân hàng Nhà nước quyết định giảm hàng loạt lãi suất điều hành ở mức 0,5% từ ngày mai nhằm gỡ khó cho hoạt động kinh doanh do tác động của dịch COVID-19.- Sân bay quốc tế Nội Bài và Đà Nẵng lọt top 100 sân bay tốt nhất thế giới.- Người phát ngôn của Tổng thống Nga dương tính với virus Sars Cov-2 trong khi Nga đã chính thức vượt qua Tây Ban Nha, trở thành nước thứ hai trên thế giới về số ca nhiễm COVID-19.- Nhật Bản gia hạn lưu trú thêm 3 tháng đối với người nước ngoài có thị thực hết hạn vào tháng 7 năm nay nhằm giúp giảm áp lực xin gia hạn thị thực.
Hôm nay (9/5) là một ngày đặc biệt với Liên bang Xô Viết, Liên bang Nga ngày nay và thế giới – 75 năm Ngày chiến thắng Phát Xít. Chiến thắng Phát xít của Hồng quân Liên Xô và quân đồng minh cách đây 75 năm đã đập tan một đội quân đồ tể tàn bạo nhất trong lịch sử nhân loại, giết hại hàng triệu người dân Do Thái trên toàn cầu và phủ bóng đen khắp châu Âu, châu Á trong những năm thập niên 30, đầu thập niên 40 của thế kỷ trước. 75 năm đã trôi qua nhưng những bài học lịch sử của cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít vẫn còn nguyên giá trị. Bài học lịch sử cho thấy sự cần thiết phải nỗ lực đoàn kết, hợp tác bảo vệ hòa bình, ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột, tôn trọng lợi ích hợp pháp, chính đáng của các quốc gia trên cơ sở luật pháp quốc tế, thông qua các cơ chế song phương và đa phương cũng như tăng cường sự hiểu biết, củng cố tình đoàn kết, hữu nghị của nhân dân các nước trên thế giới. Chúng ta cũng cần cảnh giác trước những mưu toan “viết lại lịch sử” cũng như khôi phục chủ nghĩa phát xít mới. Trong ngày rất nhiều ý nghĩa này, chuyện bàn trà hôm nay chúng tôi có chủ đề: Ngày chiến thắng Phát xít và khát vọng hòa bình! Vị khách mời tham gia chương trình là nhà báo Nguyễn Đăng Phát, Tổng Biên tập tạp chí Bạch Dương, Hội Hữu nghị Việt Nam – Liên Bang Nga.
- Ngày chiến thắng Phát xít và khát vọng hòa bình.- Những dấu hiệu bất thường trong công tác cán bộ ở tỉnh Quảng Ngãi.
Đang phát
Live