Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng diễn ra hôm nay được kỳ vọng sẽ khơi dậy khát vọng của toàn dân tộc, mở ra bước ngoặt mới trong vấn đề chấn hưng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam.- Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ các trí trức Việt Nam tại Nhật Bản.- Quảng Ninh dành tối thiểu 4.000 tỷ đồng để triển khai nhiều chương trình hỗ trợ hơn 160.000 người ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo phát triển bền vững.- Người dân Cần Thơ được khuyến cáo chỉ ra đường khi thật sự cần thiết trong bối cảnh dịch bệnh vẫn phức tạp.- Tổng thống Mỹ Joe Biden ra lệnh xuất 50 triệu thùng dầu từ kho dự trữ chiến lược của nước này trong nỗ lực phối hợp với các quốc gia khác nhằm hạ nhiệt giá dầu.- Các nhà lãnh đạo Đông Âu kêu gọi Liên minh Châu Âu tăng cường bảo vệ biên giới của khối trước làn sóng di cư bất hợp pháp.
Ngày mai (24/11), Hội nghị Văn hóa toàn quốc sẽ diễn ra tại Hà Nội". Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng: hội nghị lần này diễn ra vào dịp kỷ niệm 75 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị văn hóa lần thứ nhất, vì vậy hội nghị được kỳ vọng sẽ khơi dậy khát vọng của toàn dân tộc, mở ra bước ngoặt mới trong vấn đề phát triển sức mạnh nội sinh của Việt Nam. Vậy làm thế nào để khơi dậy khát vọng dân tộc, đưa đất nước bước vào thời kỳ phát triển mới? Khách mời là TS Nguyễn Viết Chức, Phó chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Văn hóa - Xã hội (Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) sẽ tham gia bàn luận về chủ đề này.
Công ty Kym Việt, một doanh nghiệp xã hội chuyên sản xuất các sản phẩm thủ công đã truyền cảm hứng, gieo ước mơ cho những người khuyết tật, chinh phục khách hàng bằng những sản phẩm thủ công thật sự giá trị. Chương trình chân dung cuộc sống giới thiệu Kym Việt, ngôi nhà của ước mơ và khát vọng của những người khuyết tật nhưng sản phẩm họ làm ra thì hoàn hảo đến từng chi tiết.
Kỷ luật, đồng tâm và sáng tạo luôn là truyền thống, là niềm tự hào của mỗi công nhân vùng mỏ Quảng Ninh anh hùng. Được gọi là những người "Ăn cơm dương gian, làm việc âm phủ", chính trong môi trường tối tăm, điều kiện khắc nghiệt của hầm lò, những tấm gương lao động tiên tiến như ánh đèn mỏ sáng rọi và lan tỏa nhiệt huyết cống hiến, tinh thần lao động đến những người thợ mỏ. Anh Nguyễn Trọng Thái là một tấm gương như vậy: luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao với rất nhiều sáng kiến góp phần nâng cao hiệu quả lao động, sản xuất đã được áp dụng... thợ lò Nguyễn Trọng Thái đã vinh dự nhận nhiều bằng khen, giấy khen và danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.
Có lẽ chưa bao giờ thương hiệu quốc gia, thương hiệu nền kinh tế Việt Nam, thương hiệu con người Việt Nam được “định giá” tốt như thời điểm hiện tại. Không phủ nhận thành quả này được biết tới và nhìn nhận rộng hơn sau nỗ lực thực hiện mục tiêu kép: vừa khống chế thành công dịch COVID-19, vừa bảo đảm phát triển toàn diện kinh tế-xã hội, nhưng sâu xa hơn đó là cả quá trình – với “bệ phóng” là lịch sử phát triển kinh tế-xã hội đất nước qua nhiều thời kỳ. Từ bệ phóng đó, làm thế nào để “Việt Nam sánh vai được với các cường quốc năm châu" như mong ước của Bác Hồ từ ngày lập nước? Làm thế nào để Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trở thành hiện thực: đến năm 2025, Việt Nam là nước đang phát triển - công nghiệp hiện đại, vượt mức thu nhập trung bình thấp; Đến 2030, là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 – Một phần tư thế kỷ nữa, là nước phát triển, thu nhập cao? Dòng chảy kinh tế xin được góp một góc tiếp cận, với ý kiến tâm huyết của các chuyên gia kinh tế, doanh nhân.
Những ngày này, cụm từ “Khát vọng 2045” được nói tới rất nhiều. Không chỉ là quyết tâm nơi lãnh đạo Chính phủ - trên hết, đó là một chủ trương nhận được sự đồng thuận, quyết tâm cao của toàn xã hội. Hành trình 25 năm nữa – ¼ thế kỷ, chúng ta có thể biến khát vọng này trở thành hiện thực như thế nào, theo cách thức nào, vững chãi tới đâu? Mỗi người sẽ có cách tiếp cận-hình dung riêng, nhưng tựu chung, chúng ta đều hiểu: đất nước đang rất cần những hiền tài – cần nguyên khí quốc gia “phát lộ”, và quan trọng là có thể hội tụ vào những thời điểm đất nước đang có những bước đà-hanh thông nhất. PGS.TS Vũ Minh Khương, Giảng viên Cao cấp Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore bàn luận về nội dung này.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, đất nước ta đã trải qua rất nhiều cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, biết bao thế hệ trẻ là những chiến sỹ, thanh niên xung phong đã cống hiến, hy sinh cả tuổi thanh xuân cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc để có đất nước Việt Nam hòa bình, độc lập, tự do. Ngày nay, trong môi trường đổi mới, hội nhập và phát triển, thế hệ trẻ lại mang một trọng trách khác, đó là trọng trách góp sức mình vào sự phát triển kinh tế xã hội, xây dựng đất nước giàu mạnh và bảo vệ đất nước trước các thế lực thù địch. Người Việt trẻ bằng nhiều cách, đang thắp lửa đam mê với hành trình đến với lý tưởng sống đẹp, sống có ích, lan tỏa khát vọng cống hiến vì một tập thể, một cộng đồng, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, thịnh vượng. Nhân kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM (26/3/1931 – 26/3/2021), Tiến sỹ Lê Duy Anh, giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội, một trong 10 thanh niên tiêu biểu dự Đại hội lần thứ XIII của Đảng CSVN bàn luận về những đóng góp của thanh niên Việt Nam trong công cuộc phát triển, xây dựng đất nước phồn vinh, thịnh vượng.
- Lan tỏa khát vọng cống hiến.- Giải đáp về các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân.- Hà Nội phát hiện bắt giữ kho chứa hàng tấn quần áo giả nhãn hiệu nổi tiếng.- Quan hệ EU – Trung Quốc: “Ngày vui ngắn chẳng tày gang".
Tối qua 19/3, Chi đoàn Đồn Biên phòng Cần Thạnh, Hải đội 2, Đoàn Thanh niên Thị trấn Cần Thạnh phối hợp tổ chức Diễn đàn Đảng với thanh niên, Thanh niên với Đảng, mang chủ đề "Niềm tin và khát vọng", với sự tham gia của hơn 40 cán bộ đoàn viên thanh niên. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3.
Sau hơn 1 năm dịch bệnh Covid-19 xuất hiện, với 3 đợt dịch đã gây ra rất nhiều khó khăn đối với nền kinh tế đất nước. Hàng loạt doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Với đợt dịch lần 3, con số 33.600 doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh có thời hạn hoặc ngừng hoạt động trong 2 tháng đầu năm nay đã phần nào nói lên điều đó. Mặc dù vậy, với sự hỗ trợ của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương, đa số doanh nghiệp nhỏ và vừa đã và đang phát huy nội lực, vượt khó vươn lên, từng bước thích ứng, thoát khỏi khủng hoảng, thậm chí có những doanh nghiệp tìm được hướng đi mới, thị trường mới, tăng quy mô hoạt động.Trước yêu cầu đặt ra trong tình hình mới, đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân trên cả nước đang không ngừng nỗ lực phấn đấu để làm chủ khoa học công nghệ, vượt qua khó khăn để đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của đất nước. “Doanh nghiệp chủ động thích ứng, bản lĩnh, sáng tạo – Góp phần hiện thực hóa khát vọng Việt Nam 2045” là chủ đề của Câu chuyện Thời sự với vị khách mời là ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
Đang phát
Live