Trong một động thái được đánh giá là bất ngờ, chính phủ Israel tối qua quyết định phái cử đại diện trở lại Doha, Qatar để khôi phục các cuộc đàm phán về một thỏa thuận ngừng bắn và trao đổi con tin mới với lực lượng Hamas.
Chính quyền quân sự tại Syria hôm qua tuyên bố đã đạt được thống nhất với toàn bộ các nhóm vũ trang trong nước về việc giải giáp vũ khí và hợp nhất vào một thực thể thống nhất dưới sự điều hành của Bộ Quốc phòng Syria.
Tiếp tục chiến dịch tấn công quy mô lớn chưa từng có trong nhiều năm nhằm vào các lực lượng Chính phủ, hôm qua, phiến quân tại Syria đã giành toàn quyền kiểm soát thành phố chiến lược Hamas ở miền Trung nước này. Quân nổi dậy khẳng định mục tiêu công kích tiếp theo sẽ là thành phố Hôm, một đô thị chiến lược khác nằm cách thủ đô Damas chỉ hơn 160km về phía Bắc.
Hamas hôm qua (4/12) cho biết, họ có thông tin Israel có ý định thực hiện một chiến dịch giải cứu con tin, tương tự như chiến dịch đã tiến hành tại trại tị nạn Nuseirat ở miền Trung Gaza và đe dọa sẽ “vô hiệu hóa” các con tin nếu bất kỳ hành động nào như vậy diễn ra.
Các bên liên quan tiếp tục đưa ra phản ứng về cuộc xung đột đang diễn biến phức tạp tại Syria. Trong khi, Syria và Nga đang tăng cường các cuộc không kích nhằm làm chậm bước tiến của lực lượng nổi dậy.
Quá trình đàm phán về lệnh ngừng bắn giữa Israel và lực lượng Herbollah đang rất thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, khi những thông tin hậu trường cho thấy hai bên đang “tiến rất gần” tới một lệnh ngừng bắn. Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh đã có hơn 3000 người thiệt mạng trong các cuộc tấn công của Israel kể từ khi giao tranh giữa hai bên gia tăng từ hồi giữa tháng 9. Theo giới phân tích, cả Israel và Hezbollah cùng nhận thức được tính cấp thiết của một lệnh ngừng bắn ở thời điểm này. Tuy nhiên, vấn đề là làm thế nào để vượt được những bất đồng cốt lõi liên quan đến quá trình rút quân của Israel, sự hiện diện của quân đội Lebanon tại khu vực biên giới.
Theo nguồn tin từ các quan chức cấp cao của Li-băng, nước này và lực lượng Hecbola đã đồng ý với đề xuất của Mỹ về lệnh ngừng bắn với Israel như một nỗ lực nghiêm túc nhất từ trước đến nay để hướng tới chấm dứt giao tranh. Theo đó, phía Li- băng đã gửi phản hồi bằng văn bản tới Đại sứ Mỹ tại nước này; đồng thời xác nhận, Đặc phái viên Nhà Trắng cũng đang trên đường tới thủ đô Bây-rút để tiếp tục đàm phán. Đi kèm với “cái gật đầu này” là một số “ý kiến bổ sung” của Li-băng và Héc-bô-la về thoả thuận. Và đáng nói là hiện phía Israel vẫn chưa đưa ra bình luận công khai nào về vấn đề này. Liệu trong bối cảnh các cuộc xung đột đang “tăng tốc chuyển mình” trước khi Nhà Trắng có chủ nhân mới, những tín hiệu mới tại Trung Đông báo hiệu tương lai nào cho khu vực? PV Bá Thi - Thường trú Đài TNVN tại Ai Cập theo dõi khu vực Trung Đông phân tích góc nhìn mới.
Cơ quan Y tế Palestine hôm qua (3/11) cho biết, ít nhất 31 người đã thiệt mạng do các cuộc tấn công của Israel trên khắp dải Gaza. Các cuộc đột kích của Israel tại Bờ Tây cũng phá hủy một văn phòng của Cơ quan cứu trợ người tị nạn Palestine của Liên hợp quốc (UNRWA) tại đây.
Thủ tướng Liban tối qua bày tỏ tin tưởng rằng có thể đạt được lệnh ngừng bắn dài ngày giữa quân đội Israel và lực lượng Héc-bô-la trong ít giờ hoặc ít ngày tới.
Trong lúc xung đột Dải Gaza kéo dài hơn 1 năm qua chưa kết thúc kéo theo những cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng, diễn biến mới khiến thế giới lo ngại là 2 luật vừa được Israel thông qua. Theo đó, Israel cấm Cơ quan cứu trợ và Việc làm của Liên hợp quốc dành cho người tị nạn Palestine hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp ở nước này. Bên cạnh đó Israel cũng liệt cơ quan này vào danh sách “tổ chức khủng bố”. Cộng đồng quốc tế phản đối động thái này của Israel, đồng thời bày tỏ lo ngại hai luật mới của Israel sẽ làm trầm trọng thêm tình hình nhân đạo ở Gaza vốn đã rất thảm khốc. Quyết định của Israel đang và sẽ gây ra những hậu quả như thế nào? Đại sứ Nguyễn Quang Khai – nhà quan sát các vấn đề quốc tế phân tích rõ hơn vấn đề này.
Đang phát
Live